Các trường đại học, cao đẳng và tình hình quản lý sinh viên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

bàn tỉnh Phú Thọ

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có có 13 trường cao đẳng, đại học do địa phương và Trung ương quản lý.

Số trường đại học : Hiện có 02 Trường đó là Trường Đại học Hùng Vương trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ (Địa chỉ: Cơ sở 1: Đ. Nguyễn Tất Thành, P.Nông Trang, TP.Việt Trì; Cơ sở 2: Đ.Nguyễn Tất Thành,.P.Hùng Vương, TX.Phú Thọ) và Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trực thuộc Bộ Công thương (Địa chỉ: Cơ sở 1: QL32C, X.Tiên Kiên, H.Lâm Thao; Cơ sở 2: P.Tiên Sơn, P.Tiên Cát, TP.Việt Trì).

Số trường cao đẳng: Hiện có 04 trường cao đẳng trực thuộc tỉnh gồm: Cao

đẳng Nghề Phú Thọ (Phường Vân Phú, TP.Việt Trì); Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ (Phường Thọ Sơn, TP.Việt Trì); Cao đẳng Y tế Phú Thọ (P.Trường Thịnh, TX.Phú Thọ); Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (X.Hà Lộc, TX.Phú Thọ). Có 07 trường cao đẳng trực thuộc Bộ, ngành Trung ương (Bộ Quốc phòng, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT) gồm: Cao đẳng Dược Fushico (Phường Gia Cẩm, TP.Việt Trì); Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Phường Tân Dân, TP.Việt Trì); Cao đẳng nghề công nghệ Giấy và cơ điện (TT.Phong Châu, H.Phù Ninh); Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ (TT.Thanh Ba, H.Thanh Ba); Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (TT.Thanh Ba, H.Thanh Ba); Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng (P.Thanh Vinh, TX.Phú Thọ); Cao đẳng công nghiệp Hóa chất (QL32C, TT.Hùng Sơn, H.Lâm Thao).

Với mục tiêu định hướng xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và khu vực miền núi Tây Bắc; trong nhiều năm qua các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh được đầu tư nâng cấp, mở rộng ngành, nghề đạo tạo và đã thu hút đông đảo sinh viên các vùng, miền trong và ngoài tỉnh về học, trong đó có khoảng 15% sinh viên người DTTS của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Về qui mô đào tạo của các trường cao đẳng, đại học trong 10 năm qua liên tục tăng; số sinh viên đại học năm 2005 có 2.209 người, năm 2010 có 5.340 người, đến năm 2015 có 10.006 người và hàng năm tuyển mới trên 3.400 sinh viên. Số sinh viên cao đẳng năm 2005 có 8.447 người, năm 2010 có 15.843 người, đến năm 2015 có 10.757 người và hằng năm tuyển mới trên 3.800 sinh viên.

Công tác quản lý, giáo dục toàn diện cho sinh viên được Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường cao đẳng, đại học thường xuyên quan tâm. Đa số các trường đã triển khai thực hiện đầy đủ nội dung đào tạo theo qui chuẩn qui định của Bộ giáo dục đào tạo và các Bộ, ngành chủ quản, đảm bảo kết hợp giáo dục đào tạo kiến thức với giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng, các văn bản pháp luật đến cán bộ, giảng viên và cho sinh viên, nhất là sinh viên người DTTS nâng cao nhận thức và sớm khắc phục mọi khó khăn để hòa nhập với môi trường đào tạo, đồng thời có giải pháp phòng tránh những tác động tiêu cực của đời sống xã hội đến bản thân.

Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập của tệ nạn ma túy, nhất là ma túy tổng hợp đã tác động chủ yếu đến đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên và trên thực tế các cơ quan chức năng đã phải xử lý một số sinh viên bị lôi kéo tham gia mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Mặt khác, một số sinh viên nữ bị cuộc sống xã hội tác động ảnh hưởng đã làm nghề mại dâm, môi giới mại dâm. Nhiều trường hợp sinh viên vô ý hoặc cố ý thực hiện hành vi phạm tội phải xử lý hình sự do chưa nhận thức và hiểu biết pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)