pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tình Phú Thọ được giao trách nhiệm cho UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, Sở tư pháp, Sở Giáo dục đào tạo và Đảng ủy, Ban Giám hiệu các Trường đại học, cao đẳng…. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về PBGDPL, xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức cụ thể; đồng thời chỉ đạo Sở tư pháp, Sở Giáo dục đào tạo tổ chức triển khai và thường xuyên kiểm tra công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS tại các cơ sở giáo dục; quan tâm tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên dạy pháp luật tại các cơ sở đào tạo.
Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp được thành lập trên cơ sở Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ năm 1998 theo hướng dẫn của cơ
quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL của Chính phủ; một số đơn vị cấp huyện đã chỉ đạo thành lập Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo hay Tổ công tác PBGDPL ở cấp xã. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 32-CT/TW, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp ở Phú Thọ đã được kiện toàn, củng cố về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hội đồng do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng. Ở cấp tỉnh, Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo của các ban, ngành, đoàn thể là thành viên Hội đồng; trong đó, Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Chủ tịch và 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở là uỷ viên thường trực; Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo là Phó Chủ tịch - phụ trách công tác PBGDPL trong trường học. Số lượng thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh năm 2012 gồm 27 thành viên; hiện nay Hội đồng phối hợp PBGDPL của tỉnh bao gồm 33 thành viên đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần theo quy định của Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg. Hội đồng phối hợp PBGDPL của các huyện, thành, thị có từ 23-29 thành viên/huyện với tổng số thành viên là 338. Ở cấp xã, Hội đồng có từ 05 đến 09 thành viên. Nhiều cơ quan, đơn vị, trường học tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban/Tổ tuyên truyền pháp luật. Với sự tham mưu của cơ quan, bộ phận Thường trực, các Hội đồng hoặc Tổ tuyên truyền pháp luật đã ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho các thành viên và kịp thời thay đổi thành viên khi có thay đổi về nhân sự, vị trí công tác. Hàng năm, Hội đồng đã giúp UBND tỉnh ban hành kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS và triển khai các nội dung chuyên đề, các hoạt động khác của công tác PBGDPL, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, trong đó có nội dung PBGDPL cho đồng bào các dân tộc miền núi vùng sâu, vùng xa và học sinh, sinh viên người DTTS.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng, củng cố và tăng cường, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và trực tiếp làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Thực hiện Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP, số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cấp tỉnh có 126 người, gồm cán bộ, công chức, giáo viên, sỹ quan đang công tác tại các sở,
cấp huyện có trình độ, hiểu biết và khả năng PBGDPL. Ở cấp huyện, mỗi huyện, thành, thị có từ 10 đến 30 người là báo cáo viên pháp luật; ở cấp xã (phường, thị trấn) cũng đã thành lập đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật từ 5 đến 15 người/xã. Ở cơ sở, báo cáo viên, tuyên truyền viên là trưởng ban, ngành cấp xã, trưởng khu dân cư, bí thư chi bộ. Hiện nay, thực hiện theo Thông tư số 21/2014/TT-BTP, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có 54 người, báo cáo viên pháp luật cấp huyện là 104 người, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là 2.628 người. Về cơ bản, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đều được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và thường xuyên được cập nhật các văn bản mới. Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ quản lý công tác PBGDPL gồm 418 người, trong đó: Sở Tư pháp: 02 người (01 trình độ Thạc sỹ Luật, 01 trình độ Cử nhân Luật); UBND các huyện thành thị: 42 người (03 trình độ Thạc sỹ Luật, 32 trình độ Cử nhân Luật, 03 trình độ trung cấp Luật; 07 trình độ Thạc sỹ, Cử nhân ngành khác); UBND cấp xã: 374 người (86 trình độ Cử nhân Luật; 218 người trình độ trung cấp luật; 79 trình độ Cử nhân, Trung cấp ngành khác, không có cán bộ chưa qua đào tạo.
Về hoạt động, các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện được mời dự các hội nghị tổ chức lấy ý kiến, triển khai, quán triệt các văn bản pháp luật mới do UBND tỉnh và các Sở, ngành, đoàn thể tổ chức như: triển khai và lấy ý kiến dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), triển khai thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, hội nghị tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp... Ngành Tư pháp thường xuyên biên tập cấp phát tài liệu cho báo cáo viên pháp luật, như: đề cương tuyên truyền các luật, pháp lệnh mới ban hành, tài liệu tuyên truyền theo chuyên đề như: tài liệu về biển đảo, công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị của nhân dân... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có trên 3.000 tổ hoà giải, với gần 18.574 hoà giải viên; hàng năm tiến hành hoà giải trên 5.000 vụ, với tỷ lệ hòa giải thành trên 70%. Đây thực sự là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật có vai trò quan trọng, trực tiếp truyền đạt đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật đến sinh viên người DTTS; giúp cho các cấp chính quyền,
cơ sở, giữ mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm tốt đẹp trong cộng đồng góp phần làm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã chú trọng công tác PBGDPL trong trường học và trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng được triển khai rộng khắp. Hàng năm, Đảng ủy, Ban giám hiệu căn cứ định hướng nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL của tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai vào từng khóa học cho sinh viên và sinh viên người DTTS. Hầu hết các trường đã giao nhiệm vụ và thành lập Tổ tuyên truyền pháp luật, bao gồm đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Ban giám hiệu, những cán bộ, giảng viên giảng dạy môn pháp luật, lãnh đạo các đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên) và một số sinh viên là cán bộ đoàn, cán bộ lớp tham gia.