Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

Tiểu kết chương

3.2.3Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

viên người dân tộc thiểu số

Xã hội hóa hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS là quá trình tổ chức huy động các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ công đáp ứng yêu cầu và bảo vệ lợi ích của sinh viên người DTTS, tổ chức. Dưới sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước và chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác PBDGPL là vấn đề có tính chiến lược và có ý nghĩa lâu dài. Trong điều kiện yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì công tác PBGDPL lại càng đóng vai trò quan trọng làm cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có lực lượng (con người) làm “cầu nối” ở mọi nơi, mọi lúc với trình độ, năng lực pháp lý vững vàng và đặt trong môi trường xã hội hóa (đó là môi trường pháp lý, môi trường vật chất tài chính và cơ chế khuyến khích, động viên, tôn vinh).

Xã hội hóa công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS được xem là một giải pháp hiệu quả, những biện pháp có tính chất đột phá nhằm huy động các nguồn lực xã hội, cùng với nguồn kinh phí đầu tư tương xứng từ xã hội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khắc phục những khó khăn trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, khó có thể đầu tư lớn... Từ đó mang lại những lợi ích khác, như: Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, giảm chi ngân sách Nhà nước, thu hút được đông đảo lực lượng những người có tâm huyết, có chuyên môn tham gia PBGDPL cho sinh viên người DTTS…

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án: “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1133 của Thủ tướng Chính phủ; phát huy sức mạnh tổng hợp trong triển khai tổ chức thực hiện để công tác PBGDPL mang lại hiệu quả thiết thực, có sự vào cuộc của các tổ chức, lực lượng, phương

cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng dạy, học môn Nhà nước và Pháp luật, coi đó là một trong những môn học cơ bản trong chương trình đào tạo cho các đối tượng sinh viên người DTTS. Các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, duy trì chuyên trang, chuyên mục, tăng dung lượng, thời lượng phát sóng về tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường thông tin về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong chấp hành pháp luật. Đồng thời, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, duy trì nền nếp chính quy; giải quyết hài hòa các mối quan hệ; phối hợp với địa phương, gia đình trong việc giáo dục pháp luật cho sinh viên người DTTS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)