hoàn lại
Hàng năm, căn cứ vào nội dung các hoạt động của dự án và tình hình thực hiện những năm trước, Chủ dự án phải lập dự toán chi hoạt động cả năm gửi nhà Tài trợ và trình Bộ chủ quản phê duyệt. Đối với các dự án viện trợ nhỏ, lẻ, dự toán chi hoạt động đã được nhà Tài trợ chấp thuận và Bộ chủ quản
phê duyệt cụ thể trong tài liệu ban đầu của dự án. Bản dự toán chi hoạt động được phê duyệt là cơ sở để nhà Tài trợ chuyển nguồn vốn về các chương trình, dự án thực hiện.
Hiện nay có một số hình thức chuyển nguồn vốn cho các chương trình, dự án.
Thứ nhất, hình thức chuyển nguồn tài chính viện trợ đơn giản và phổ biến hiện nay là nhà Tài trợ chuyển cho các chương trình, dự án theo hoạt động hay một số nhóm hoạt động. Đây là hình thức mà các tổ chức như WHO, UNICEF, UNFPA áp dụng đối với các chương trình, dự án do các tổ chức này viện trợ. Theo tiến độ hoạt động, các chương trình, dự án lập dự toán chi từng hoạt động, nhóm hoạt động, nêu rõ thời gian, địa điểm thực hiện, dự toán kinh phí, gửi nhà Tài trợ xem xét, chấp thuận và chuyển nguồn
vốn về dự án để triển khai thực hiện. Hình thức chuyển vốn này phụ thuộc
vào nhà Tài trợ, dự án không phát huy tính chủ động trong việc triển khai các hoạt động của mình. Công tác tổng hợp quyết toán của loại hình dự án này cũng theo từng hoạt động hoặc nhóm hoạt động với nhà Tài trợ. Kết thúc từng hoạt động, tiền thừa sẽ phải trả lại nhà Tài trợ, không được sử dụng cho hoạt động khác.
Thứ hai, hình thức nhà Tài trợ cấp vốn cho dự án theo các quý trong năm. Hình thức này được các nhà Tài trợ là các Chính phủ áp dụng như Thụy Điển, Hà Lan,…Hàng quý, căn cứ vào tiến độ thực hiện và kế hoạch được duyệt, nhà Tài trợ chuyển vốn các chương trình, dự án để thực hiện các hoạt động. Hình thức chuyển vốn này làm cho chương trình, dự án chủ động hơn trong việc thực hiện các hoạt động, không phải trình nhà Tài trợ duyệt chi từng hoạt động như các dự án do WHO, UNICEF, UNFPA tài trợ. Hàng quý, năm và khi kết thúc, chương trình, dự án có trách nhiệm tổng hợp chứng từ, báo cáo quyết toán với nhà Tài trợ và các cơ quan nhà nước theo đúng quy định.
Thứ ba, hình thức chuyển tiền bổ sung vốn. Đây là mô hình được các nhà tài trợ WB, ADB áp dụng với các chương trình, dự án của Việt Nam. Nhà Tài trợ cấp lần đầu một khoản vốn nhất định vào tài khoản đặc biệt hay tài
khoản tạm ứng của dự án. Tất cả các khoản chi tiêu của dự án được sử dụng
trong số vốn ban đầu được nhà Tài trợ cấp. Nhà Tài trợ chỉ chấp nhận cấp tiếp vốn cho dự án theo nguyên tắc bổ sung vốn cho đúng khoản tiền dự án đã chi và được xác nhận đủ điều kiện thanh toán.
Thứ tư, hình thức nhà Tài trợ chuyển thẳng tiền trả cho nhà cung cấp. Dự án tiếp nhận được các dịch vụ, hàng hoá hoặc cả công trình xây dựng từ nhà cung cấp; Kinh phí nhà Tài trợ quản lý và chuyển trực tiếp thẳng vào tài
khoản của người cung cấp, không qua tài khoản của chươngtrình, dự án.
Cá biệt một số nhà Tài trợ thuộc viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, nhà Tài trợ mang tiền mặt sang Việt Nam và cho thẳng Dự án để chi cho các hoạt động. Đối với loại hình các dự án này, các quy định về tài chính của Chính phủ Việt Nam sẽ được áp dụng và được quản lý một cách chặt chẽ.
Quy trình chuyển vốn, tạo nguồn tài chính từ nhà Tài trợ cho các chương trình, dự án phụ thuộc nhiều vào nhà Tài trợ; Song ngoài viện phải tuân thủ các quy định của nhà Tài trợ, các chương trình, dự án phải tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ.