Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 101 - 104)

với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại

Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại đặt tại Tổ Tài chính viện trợ thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính. Bộ phận này có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là,theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng viện trợ tại các chương trình, dự án.

Hai là, theo dõi tiến độ dự án, tốc độ giải ngân vốn viện trợ tại các chương trình, dự án; Đặc biệt là tiến độ giải ngân các hoạt động mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa các cơ sở y tế.

Ba là, theo dõi các tài sản công mà các chương trình, dự án viện trợ đang quản lý và sử dụng.

Bốn là, theo dõi công tác quyết toán hàng quý, năm và quyết toán dự án hoàn thành của các chương trình, dự án để tổng hợp, báo cáo nhà nước theo quy định.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính tại các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại

Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, Bộ Y tế phối hợp với cơ quan tổng hợp kiểm tra, giám sát tài chính tại các chương trình, dự án viện trợ, tại các đơn vị và địa phương thực hiện dự án. Nội dung công tác kiểm tra tại các chương trình, dự án viện trợ:

Một là: Kiểm tra toàn bộ các khoản kinh phí của dự án, các khoản kinh

phí do nhà Tài trợ cấp cho dự án, vốn đối ứng nhà nước cấp cho dự án, toàn bộ các khoản thu khác như lãi tiền gửi ngân hàng, chênh lệch tỷ giá, thu bán hồ sơ mời thầu và các khoản thu khác.

Hai là: Kiểm tra toàn bộ các khoản chi tại dự án, kiểm tra tính hợp pháp của các khoản chi trong phạm vi tổng dự toán được phê duyệt; Kiểm tra và xác định rõ nội dung, nguyên nhân thay đổi dự toán, nguyên nhân thực hiện không đúng với tổng dự toán và dự toán chi tiết; Kiểm tra việc chấp hành các thủ tục chi tiêu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn dưới Luật và các quy định, thoả thuận khác với nhà Tài trợ; Kiểm tra những nội dung chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn đã thoả thuận với nhà Tài trợ và được Bộ chủ quản phê duyệt; Kiểm tra việc thực hiện chế độ, nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Ba là:Kiểm tra các quan hệ thanh toán, kiểm tra việc mở và sử dụng tài khoản để tiếp nhận các nguồn vốn của dự án; Kiểm tra các quan hệ thanh toán gồm các khoản phải thu, phải trả với các đối tượng bên ngoài dự án; Kiểm tra

các quan hệ thanh toán với cán bộ, nhân viên dự án như tạm ứng và việc thanh toán tạm ứng, các khoản tiền công, các khoản thanh toán khác; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kế toán với các khoản phải thu, phải trả.

Bốn là:Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền, kiểm tra tiền mặt tại quỹ, kiểm tra số lượng tiền mặt thực tế có trong quỹ với số liệu trên sổ sách kế toán; Kiểm tra các khoản thu, chi tiền mặt có đúng với các quy định hiện hành; Kiểm tra số dư tiền gửi của đơn vị tại ngân hàng, kho bạc, việc đối chiếu số dư trên sổ sách với số liệu đối chiếu với ngân hàng, kho bạc.

Năm là: Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản dự án, kiểm tra việc tiếp nhận và mua sắm tài sản dự án, gồm: Mục đích sử dụng, nguồn kinh phí, chất lượng tài sản, định mức, tiêu chuẩn được mua; Kiểm tra việc phân loại tài sản tại dự án, bao gồm việc phân loại theo tính chất, đặc điểm của tài sản, phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng tài sản; Kiểm tra việc ghi chép

trong hồ sơ gốc tài sản, bao gồm việc ghi chép thẻ tài sản, sổ đăng ký, xác

định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản, thủ tục giao nhận, thanh toán, đối chiếu giữa số ghi trên sổ tài sản với thực tế hiện có tài sản; Kiểm tra hiệu quả sử dụng tài sản, tình hình tài sản không sử dụng, tài sản cho mượn; Kiểm tra việc tính hao mòn tài sản; Kiểm tra việc sửa chữa lớn tài sản, việc thực hiện các quy định của nhà nước, tính hợp pháp của các chi phí làm tăng nguyên giá tài sản; Kiểm tra tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản.

Sáu là: Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm tra quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư và việc triển khai cấp phát vốn tại dự án; Kiểm tra quy trình thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán của từng dự án; Kiểm tra công tác đấu thầu tuyển chọn đơn vị tư vấn và nhà thầu của từng

dự án; Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh toán liên quan đến hoạt động đầu tư; Kiểm tra việc quyết toán, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng công trình xây dựng cơ bản; Kiểm tra việc chấp hành và tuân thủ các quy định về chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước.

Bảy là: Kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra việc lập, thu thập và xử lý chứng từ kế toán; Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán; Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tài khoản kế toán; Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, nộp và sử dụng báo cáo tài chính; Việc thực hiện lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán; Kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán và của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)