dần phương thức hỗ trợ theo dự án sang hỗ trợ theo ngành, tiến tới hỗ trợ ngân sách
Tổng kết việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài cho Việt Nam trong những năm qua cho thấy mặc dù nguồn vốn nước ngoài nói chung đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, song vẫn còn nhiều trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất của việc sử dụng nguồn lực này.
Những trở ngại này bao gồm việc thiếu một kế hoạch dài hạn tổng thể về huy
động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài, sự tồn tại của nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, những bất cập trong khuôn khổ pháp lý hiện hành về quản lý nguồn vốn nước ngoài, những hạn chế về năng lực con người và năng lực tổ chức trong việc thực hiện và quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án. Về phía các nhà Tài trợ cũng gặp phải những khó khăn phát sinh từ những chậm chễ trong quy trình ra quyết định, nhiều khó khăn khác nhau trong việc tiến hành hoạt động tài trợ chung, việc chưa chia xẻ một tầm nhìn chung hay các mục tiêu chung rõ ràng đối với vấn đề nâng cao hiệu quả viện trợ.
Để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường hiệu quả nguồn viện trợ, Chính phủ cùng các các nhà Tài trợ đã ký tuyên bố
chung Hà Nội về hiệu quả viện trợ, hài hoà các thủ tục và quản lý dự án dựa vào kết quả. Chính phủ đã làm việc với các đối tác phát triển thông qua Nhóm các nhà Tài trợ về tăng cường hiệu quả viện trợ. Chương trình hành động của nhóm các nhà Tài trợ này đã thể hiện tinh thần của Tuyên bố chung Hà Nội, đó là: Đáp ứng và phù hợp hoá với các kế hoạch và chiến lược Quốc gia; Hài hoà hoá với các hệ thống của nhà nước; Tăng cường hiệu quả các chương trình tài trợ; Phát triển phương thức hỗ trợ theo chương trình; Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển cùng phối hợp làm việc; Quản lý viện trợ dựa trên kết quả.
Để điều phối tốt hơn và tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn viện trợ nước ngoài cho y tế thì cũng cần có thay đổi phương thức tiếp nhận cho phù hợp với tình hình mới. Mô hình quản lý theo dự án trong thời gian vừa qua đã phát huy tác dụng trong việc quản lý và sử dụng nguồn viện trợ nhưng xem ra không còn phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên việc chuyển đổi mô hình hợp tác viện trợ cần được thực hiện từng bước đồng thời với những
nghiên cứu đánh giá tác động của sự chuyển đổi và các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ, năng lực của hệ thống y tế nói chung nhằm đảm bảo việc áp dụng mô hình quản lý, mô hình hợp tác viện trợ mới trong tương lai sẽ đem lại những hiệu quả tích cực. Mặt khác, vai trò của các Bộ, Ngành có liên quan là rất quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi mô hình hợp tác viện trợ, đặc biệt vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc cung cấp những khung pháp lý liên quan đến quy trình lập kế hoạch, dự toán ngân sách, quản lý vốn viện trợ, quản lý nguồn nhân lực như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và các nhà Tài trợ tiếp tục nghiên cứu đề xuất những hoạt động cụ thể trong quá trình chuyển đổi phương thức hợp tác viện trợ cho y tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn viện trợ, phù hợp với chiến lược đổi
mới ngành y tế, đúng với tinh thần cam kết trong tuyên bố chung Hà Nội. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, Bộ Y tế sẽ có những thảo luận với các nhà Tài trợ về khả năng áp dụng cơ chế quản lý viện trợ mới trong y tế, từng bước chuyển đổi phương thức hỗ trợ theo dự án sang phương thức hỗ trợ theo ngành, tiến tới hỗ trợ ngân sách, góp phần nângcao hiệu quả sử dụng các nguồn viện trợ nước ngoài.
3.3. Các kiến nghị để thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ do Bộ Y tế quản lý