Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 35 - 37)

một tất yếu xuất phát từ vai trò tài chính của nhà nước. Điều này được thể hiện nhà nước phải sử dụng tài chính là công cụ trong quản lý xã hội nói chung và quản lý nguồn tài chính nói riêng. Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động xã hội của nền kinh tế quốc dân. Một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước là tài chính; Do vậy, quản lý nhà nước về tài chính là một tất yếu khách quan.

Đặc biệt trong điều kiện nước ta, nguồn vốn trong nước hạn hẹp thì việc quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại được đặt lên hàng đầu.

Việc nhà nước tiến hành quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ, nhằm giúp nhà nước nắm và điều hành toàn bộ nguồn ngân sách viện trợ, đảm bảo các hoạt động được triển khai thực hiện theo đúng mục tiêu, mục đích, chống tuỳ tiện, thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại viện trợ không hoàn lại

Nhà nước quản lý tài chính đối với các dự án viện trợ được thể hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:

Một là, các khoản viện trợ nước ngoài là nguồn thu của ngân sách nhà nước, nhà nước thống nhất quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn văn hướng dẫn dưới Luật. Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại từ khâu tham gia ý kiến về mặt tài chính trong việc xác định chủ trương sử dụng viện trợ;

tham gia thẩm định dự án, phân bổ nguồn vốn cho các dự án; Đến nghiên cứu ban hành cơ chế quản lý tài chính, thực hiện việc xác nhận viện trợ và hạch toán các nguồn viện trợ vào ngân sách; Hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính, thẩm tra quyết toán, hướng dẫn bàn giao tài sản, vật tư, tiền vốn của các dự án sau khi kết thúc.

Hai là, luật Ngân sách quy định, viện trợ là nguồn thu của ngân sách nhà nước; Do vậy, mọi nguồn tài chính trong các dự án viện trợ không hoàn lại phải được hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời vào ngân sách nhà nước, không được bỏ sót hoặc để bất kỳ khoản nào ngoài ngân sách nhà nước. Nguyên tắc này đảm bảo tính nghiêm minh của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước nắm và điều hành toàn bộ nguồn ngân sách viện trợ, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Ba là,các khoản viện trợ không hoàn lại phải được quản lý theo đúng chế độ của nhà nước. Việc chi tiêu trong các dự án viện trợ không hoàn lại giống như các khoản chi khác của ngân sách nhà nước, chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Có trong dự toán ngân sách được giao; Chi tiêu đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi. Đối với những khoản chi cho

công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bốn là,nguyên tắc tự chủ trong các chương trình, dự án, các đơn vị trong việc sử dụng ngân sách viện trợ. Giám đốc các chương trình, dự án, thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác đã ghi trong từng chương trình, dự án.

Năm là,các chương trình, dự án phải tổ chức quản lý, sử dụng cóhiệu quả nguồn tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, chi tiêu tiết kiệm,

trong phạm vi dự toán được duyệt, chống các biểu hiện thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Sáu là, nguyên tắc tuân thủ theo các quy định của nhà Tài trợ đã được quy định trong văn kiện, hiệp định tài chính hoặc quy định trong tài liệu của dự án đã được hai bên ký kết và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)