Từ các thành công và thất bại của các nước sử dụng vốn ODA, rút ra một số vấn đề sau:
Thành lập ban quản lý dự án chuyên nghiệp: Các ban này gồm những chuyên gia giỏi chuyên môn. Họ chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực như: Bộ
phận đấu thầu, Bộ phận giám sát, Bộ phận mua sắm vậttư…
Sử dụng vốnODA đúng mục đích: Tùy thuộc điều kiện, và tính cấp thiết
của từng dự án trong mỗi giai đoạn mà sử dụng nguốn vốn cho hiệu quả.
Vốn viện trợ không hoàn lại ưu tiên vào các dự án không có nguồn thu như: Chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh tật…
Chống tham nhũng: Tăng cường thanh tra, kiểm toán. Minh bạch thông tin trong mua sắm công. Đảm bảo việc công bằng tiếp cận thông tin cho các bên tham gia dự đấu thầu. Quy định rỏ trách nhiệm cho cá nhân trong công tác quản lý dự án.
Công tác kiểm tra kiểm toán: Công tác kiểm tra và kiểm toán được tiến hành thường xuyên. Công tác kiểm tra kiểm toán dựa trên hệ thống kiểm toán nội bộ và thuê các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập để tiến hành.
Công tác đánh giá dự án: Công tác đánh giá được tiến hành thường
xuyên; Nếu nước nhận viện trợ chưa có kinh nghiệm và năng lực đánh giá dự
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 - Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại đã đưa ramột số kết luận khoa học sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến dự án viện trợ không hoàn lại, đối tượng, các phương thức viện trợ hiện nay cho Việt Nam, quy trình hình thành và tổ chức quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại, nguồn
tài chính cho các dự án viện trợ không hoàn lại.
Hai là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, sự cần thiết phải quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về tài chính và nội dung của nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại.
Ba là, đưa ra một số kinh nghiệm của một số nước về quản lý viện trợ không hoàn lại, quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại, làm cơ sở cho việc đổi mới công tác quản lý nguồn viện trợ ở Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNGHOÀN LẠI TRỰC THUỘCBỘ Y TẾ