2.1.3.1. Số dự án và vốn cam kết
Các dự án viện trợ cho ngành y tế có thể vào Việt Nam theo nhiều con
đường khác nhau, thông qua các tổ chức Quốc tế như WHO, UNICEF, UNFPA; Tổ chức Cộng đồng Châu Âu, dự án có thể thông qua con đường từ tổ chức ngân hàng như WB, ADB, dự án được cung cấp thông qua hiệp định giữa hai chính phủ: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ đối tác như Chính phủ Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Nhật, Pháp, Đan mạch…, bằng con đường các tổ chức phi chính phủ cung cấp cho Việt Nam, như tổ chức Care, tổ chức Rockerfeller, tổ chức sức khoẻ gia đình Quốc tế...
Bảng 2.2 - Sơ đồ tổng vốn ODA theo năm - Vốn các dự án cam kết lũy kế hàng năm
Trích: Theo văn kiện dự án UNFPA
Đánh giá công tác quản lý các dự án ODA do Bộ Y tế quản lý, giai
đoạn 2011 - 2015 đã cho thấy có xu hướng giảm dần về số lượng dự án qua
các năm. Năm 2011, Bộ Y tế quản lý là 61 dự án ODA, năm 2012 giảm xuống còn 49 dự án, năm 2013 là 42 dự án, năm 2014 là 34 dự án, năm 2015 giảm xuống còn 31 dự án và năm 2016 vẫn giữ nguyên là 31 dự án không tăng thêm.
Mặc dù các dự án giảm về số lượng nhưng tổng nguồn ODA cho ngành y tế vẫn có xu hướng tăng lên qua các năm. Cơ cấu vốn thay đổi theo xu hướng viện trợ không hoàn lại giảm dần và tăng nguồn vốn vay. Tổng nguồn vốn của tất cả các dự án ODA do Bộ Y tế quản lý tại thời điểm 2011 là 1,13
tỷ USD, trong đố vố không hoàn lại chiếm 48,6%, vốn vay chiếm 51,4%; Năm 2012 tổng kinh phí là 1,39 tỷ USD, vốn không hoàn lại chiếm 46%, vốn vay chiếm 54%; Năm 2013 tổng vốn ODA là 1,44 tỷ USD, vốn không hoàn lại chiếm 36%, vốn vay chiếm 64%; Năm 2014 tổng vốn là 1,41 tỷ USD, vốn không hoàn lại chiếm 37,2%, vốn vay chiếm 62,8%; Năm 2015 tổng vốn là 1,52 tỷ USD, vốn không hoàn lại chiếm 28,4%, vốn vay chiếm 71,6%.
2.1.3.2. Dự án phân theo nhà Tài trợ
Bên cạnh một số nhà Tài trợ truyền thống, có một số tổ chức, đặc biệt là các tổ chức ngân hàng gần như là nhà Tài trợ mới mẻ với Việt Nam. Các tổ chức này mới xuất hiện đối với lĩnh vực y tế vào đầu những năm 1990. Tuy là nhà Tài trợ mới nhưng các tổ chức ngân hàng đã đóng vai trò rất quan trọng
và trong những năm gần đây họ hầu như đứng đầu trong viện trợ cho lĩnh vực
y tế.
Bảng 2.3 - Thống kê dự án phân theo nhà Tài trợ
Đơn vị : 1.000 USD
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
STT Tên Nhà tài trợ Số DA Vốn cam kết Số DA Vốn cam kết Số DA Vốn cam kết 1 WB 8 286.200 8 286.200 7 246.282 2 ADB 6 150.400 9 209.198 6 210.298 3 Nhật Bản 17 74.639 30 141.717 15 155.788 4 Hà Lan 9 27.670 18 36.750 14 38.881 5 WHO 54 21.575 44 31.584 21 22.673
Trích: Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2016
Như các số liệu đã nêu trong bảng trên cho thấy WB luôn là tổ chức đứng đầu trong cộng đồng các nhà Tài trợ. Đây là các dự án vay ưu đãi và
viện trợ không hoàn lại của WB, điều này thể hiện đường lối chiến lược và sự quan tâm của nhà nước ta đối với công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Về quan hệ giữa hai chính phủ trong lĩnh vực y tế thì phải nhắc đến viện trợ của Chính phủ Nhật Bản. Trong thời gian qua, Nhật Bản luôn đứng đầu dưới giác độ Chính phủ viện trợ nhiều nhất cho y tế Việt Nam.
Đứng khoảng thứ 5 trong danh sách các nhà tài trợ lớn cho ngành Y tế là WHO. Tổ chức này đã giúp Việt Nam từ những năm 1968. Đây là một tổ chức quốc tế có vai trò hỗ trợ về kỹ thuật nhiều hơn là giúp đỡ về kinh phí. Những chuyên gia của tổ chức này sẽ mang đến Việt Nam những kỹ thuật, kinh nghiệm hiện đại, họ cũng là những chuyên gia làm đầu mối cho Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước không chỉ trong khu vực mà còn tất cả các nước trên thế giới. Đồng thời những kinh nghiệm của Việt Nam cũng theo con đường này để hoà nhập vào các nước khác. Với số kinh phí không lớn, WHO đã giúp hầu hết các vấn đề cho lĩnh vực y tế, chính vì vậy ngành y tế luôn đánh giá cao vai trò của WHO tại Việt Nam.
Nhóm các Ngân hàng phát triển bao gồm ADB, JICA và WB - nguồn
cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi chủ yếu của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam, song mức độ ưu đãi sẽ giảm dần, trong đó WB sẽ chấm dứt cung cấp vốn vay ODA
(IDA) sau chu kỳ IDA-17 trong năm 2017 và thay vào đó là vốn vay với các
điều kiện kém ưu đãi hơn (IBRD), còn ADB sẽ dừng cung cấp vốn vay ODA (ADF) trong một hoặc hai năm sau đó để chuyển sang vốn vay với các điều kiện kém ưu đãi (OCR) trong một hoặc hai năm sau WB. Tình hình đó dẫn tới vốn vay sẽ tăng giá đòi hỏi các cơ quan Việt Nam cần phải tính toán, cân nhắc toàn diện khi quyết định sử dụng nguồn vốn của các ngân hàng phát triển nhằm đạt được hiệu quả đầu tư và bảo đảm an toàn nợ công