Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 31 - 35)

1.2.1.1. Quản lý nhà nước

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến.

QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước. Để quản lý trước hết cần có các thể chế, tổ chức, cán bộ của Bộ máy nhà nước

có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (Công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước giao cho trong việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của công dân.

Vậy “QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”.

Tuy nhiên, ở đây khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, và đồng nghĩa với quản lý hành chính nhà nước. Đó là sự thực thi quyền hành pháp của nhà nước; Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành.

Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến.

1.2.1.2. Quản lý nhà nước nguồn vốn ODA

Quản lý nhà nước về ODA là sự tác động có tổ chức của nhà nước đối với toàn bộ nguồn vốn ODA bằng quyền lực của nhà nước, thông qua cơ chế

quản lý vốn ODA, nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra đối với quá trình

thu hút và sử dụng vốn ODA

Hoặc có thể hiểu: Quản lý nhà nước về vốn ODA là quá trình nhà nước lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thu hút và sử dụng ODA, nhằm đạt được các mục tiêu của nhà nước đặt ra với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện phát triển của đất nước.

Như vậy, quản lý nguồn vốn ODA là sự quản lý của nhà nước đối với toàn bộ nguồn vốn ODA bằng quyền lực của nhà nước, thông qua cơ chế quản lý vốn ODA nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra đối với quá trình

thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Chức năng quản lý nhà nước về ODA

chính là tập hợp công việc, nhiệm vụ mang tính chất cùng loại mà các cơ quan quản lý nhà nước về ODA phải thực hiện trong quá trình thu hút, sử dụng ODA nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA:

Vốn ODA là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được phản ánh trong ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA trên cơ sở bảo

đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, thực hiện phân cấp gắn với

trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý của Bộ, Ngành, địa phương; Bảo

đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan

theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bảo đảm công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương, tình hình thực hiện và kết quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Phòng chống tham nhũng, thấtthoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng

vốn ODA, ngăn ngừa và xử lý các hành vi này theo quy định của pháp luật.

1.2.1.3. Quản lý nhà nước về tài chính đối với dự án ODA và quản lý tài chính dự án ODA

Quản lý nhà nước về tài chính đối với dự án ODA

Quản lý nhà nước về tài chính đối với dự án viện trợ không hoàn lại là sự tác động có tổ chức của nhà nước đối với toàn bộ các dự án viện trợ không hoàn lại bằng quyền lực của nhà nước, thông qua cơ chế quản lý vốn ODA,

nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra đối với quá trình thu hút và vận hành các dự án viện trợ không hoàn lại.

Nói cách khác, quản lý nhà nước về tài chính dự án viện trợ không hoàn lại là quá trình nhà nước lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thu hút và triển khai dự án viện trợ không hoàn lại, nhằm đạt được các mục tiêu của nhà nướcđặt ra với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện phát triển của đất nước.

Quản lý tài chính dự án ODA

Quản lý tài chính dự án là quá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm… của dự án nhằm quản lý các

nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất. Qua đó thực hiện các mục

tiêu phát triển của dự án.

Quản lý tài chính dự án ODA là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của dự án

là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự

án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án.

1.2.1.4. Sự cần thiết quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính là điều kiện, là tiền đề của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến tất cả các hoạt động khác trong đời sống xã hội. Để tài chính tác động đến các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội nào, đặc biệt trong điều kiện đổi mới ở nước ta.

Để sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính viện trợ trong các dự án, phát huy hết sự đầu tư của nhà nước thông qua các dự án viện trợ, đòi hỏi nhà nước phải tiến hành quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ

không hoàn lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)