Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 107 - 108)

Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ ban hành Quyết định hướng dẫn cơ chế tài chính trong nước áp dụng cho các dự án vay vốn ODA do Bộ Y tế quản lý, cần quy định cụ thể tỷ lệ vay lại cho từng nhóm đơn vị: Nhóm đơn vị đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; Nhóm đơn vị đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và đảm bảo một phần chi đầu tư phát triển; Nhóm đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên; Nhóm đơn vị được ngân

sách nhà nước đảm bảo toànbộ kinh phí

Nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày

16/3/2016 của Chính phủ quy định việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà Tài trợ.

Cần hướng dẫn cụ thể công tác quản lý tài chính đối với các dự án ODA. Các vấn đề như xác định cơ chế tài chính trong nước, kế hoạch quản lý nợ công, các hướng dẫn về phương thức tiếp nhận dự án ODA mới.

Trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý tài chính các dự án ODA, trách nhiệm các tổ chức dân sự xã hội, tư nhân khi được tiếp nhận hoặc tham gia thực hiện dự án ODA cần phải được hướng dẫn cụ thể.

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần nghiên cứu Thông tư số 82/2007/TT-BTC

ngày 12/07/2007 để hướng dẫn một số nội dung sau:

Quy trình lập và giao dự toán ngân sách đối với nguồn viện trợ cho các chương trình, dự án.

Chế độ sử dụng nguồn viện trợ theo hướng thông thoáng hơn, trao quyền chủ động nhiều hơn cho các chương trình, dự án trong việc thực hiện các hoạt động của dự án.

Sửa đổi quy định về quản lý tài sản của chương trình, dự án đáp ứng đòi hỏi cuộc sống.

Quy định chế độ báo cáo, kiểm tra, quyết toán dự án giúp các cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt tình hình sử dụng viện trợ tại các Bộ, ngành, các địa phương.

Thứ hai, Bộ Tài chính cần nghiên cứu và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đối với các dự án viện trợ ở tầm vĩ mô và vi mô; nghiên cứu và hướng dẫn về chế độ phụ cấp cho cán bộ nhà nước tham gia quản lý các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại.

Thứ ba,Bộ Tài chính cần phối với với các cơ quan tổng hợp của Chính phủ nghiên cứu khung pháp lý liên quan đến quy trình lập kế hoạch, dự toán ngân sách, quản lý vốn viện trợ để áp dụng trong điều kiện chuyển sang phương thức hợp tác viện trợ mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)