Công tác vận động vốn ODA được thực hiện thông qua đối thoại chính sách phát triển với các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm; Chiến lược dài hạn về nợ công và chương trình quản lý
nợ công trung hạn; Hạn mức vay vốn ODA hàng năm và trung hạn 5 năm;
Định hướng thu hút vốn ODA; Vốn vay ưu đãi; Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm và quy hoạch phát triển của cả nước và Bộ Y Tế.
Trong những năm qua nhà nước ta đã tập trung nhiều nguồn lực cho ngành y tế, cùng với những kết quả hết sức khả quan của thời kỳ đổi mới, ngành
y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng đã được khởi sắc. Những đóng góp của
ngành y tế trong việc bảo vệ sức khoẻ đã được thể hiện ở các chỉ số sức khoẻ của người dân trong những năm gần đây.
Bộ Y Tế căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và nhu cầu vốn ODA chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan
và các nhà tài trợ nước ngoài chủ động tổ chức hội nghị nhóm đối tác phát triển y tế để kêu gọi, huy động nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành y tế. Ngân sách đầu tư cho ngành y tế có tăng lên hàng năm. Tuy nhiên việc đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện nay của người dân; Mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay không chỉ có bệnh nhiễm trùng mà xu hướng bệnh không nhiễm trùng cũng phát triển mạnh như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, tai nạn...Với cơ cấu bệnh tật như vậy việc đầu tư đòi hỏi được chú ý hơn nhiều, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Ngân sách của nhà nước cấp chưa đủ cho ngành y tế, việc kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giúp đỡ đầu tưlà điều hết sức quan trọng trong những năm qua. Được sự giúp đỡ của các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, ngành y tế là một trong những ngành đã rất thành công trong việc kêu gọi đầu tư hỗ trợ quốc tế cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài, bao gồm các tổ chức quốc tế, các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số ngân sách y tế.
Bảng 2.1 - Thống kê ngân sách cho y tế qua các năm
Đơn vị tính: %
Chi tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số 100,00 100,00 100,00
I. Ngân sách Nhà nước 48,01 49,42 49,43
1. Ngân sách TW 3,04 2,71 2,32
2. Ngân sách địa phương 20,59 19,97 16,91
3. BHYT 22,55 25,15 28,51
4. Vay nợ, viện trợ 1,83 1,59 1,7
II. Ngoài ngân sách Nhà nước 51,59 50,58 50,6
1. Hộ gia đình 43,82 41,90 43,53
2. Tổ chức từ thiện và khác 7,77 8,68 7,07
Trích : Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015