Kiến nghị từ phía các BQLDA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 109 - 117)

Để thực hiện tốt công tác quản lý về tài chính, Ban quản lý dự án Trung ương cần:

Khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng để có các chỉnh lý, bổ sung một số định mức chi tiêu cho phù hợp với thực tế triển khai các hoạt

động tại các PPMU.

Đề xuất với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan xây dựng các khung thời gian làm việc cho dự án và chế độ phụ cấp từ nguồn vốn ứng cho các cán bộ kiêm nhiệm làm việc cho dự án.

Đề xuất với nhà tài trợ có các chương trình đào tạo tăng cường năng

lực cho cán bộ kế toán tại Ban quản lý dự án Trung ương để đội ngũ này có

năng lực tốt và thực hiện tốt vai trò hướng dẫn, giám sát hoạt động tài chính của các tỉnh dự án.

Xây dựng quy trình cụ thể về quyết toán hàng năm ngân sách triển khai các hoạt động dự án tại các Ban quản lý dự án tỉnh.

Trên cơ sở hệ thống mục lục ngân sách của nhà nước, xây dựng hệ thống mục lục, nội dung các mục lục thống nhất áp dụng cho các PPMU theo các hoạt động đặc trưng của dự án.

Xây dựng quy chế hoạt động cho Ban quản lý dự án tỉnh/ thành phố. Trong quy chế hoạt động phải nêu rõ đựơc nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong chu trình các bước tiến hành các hoạt động của dự án từ khâu lập kế hoạch đến khâu thanh toán, quyết toán.

Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ cho Ban quản lý dự án Trung ương

và các Ban quản lý dự án tỉnh/ thành phố. Trong quy chế kiểm soát nội bộ phải cụ thể về quy trình luân chuyển chứng từ, trách nhiệm của từng cá nhân trong các khâu tiếp nhận, xử lý và lưu giữ chứng từ.

Tăng cường các hoạt động giao lưu học tập rút kinh nghiệm của cán bộ kế toán làm việc tại các PPMU, hàng năm nên tổ chức các cuộc hội nghị

nhằm đánh giá các hoạt động của công tác kế toán tài chính và đưa ra thảo luận dân chủ các khó khăn trong công tác giải ngân, tài chính kế toán.

Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án tỉnh/ thành phố nhằm phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận và ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong quản lý tài chính.

Tiểu kết chương 3

Những kết luận khoa học của Chương 3 - Các giải pháp đổi mới quản

lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại do Bộ Y tế quản lý bao gồm:

Một là, trên cơ sở đường lối của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đề tài đưa ra 05 phương hướng đổi mới quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án nói chung, các chương trình, dự án do Bộ Y tế quản

lý nói riêng.

Hai là, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại. Chín nhóm giải pháp này đề cập một cách toàn diện tất cả các khâu từ việc phân cấp quản lý, công tác cán bộ đến các khâu nghiệp vụ quản lý cũng như thanh tra, kiểm tra.

Ba là, đề tài nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước, Bộ Tài chính,

Bộ Y tế, các nhà Tài trợ nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đưa

KẾT LUẬN

Theo đánh giá trong giai đoạn 2011 - 2016 vừa qua, các chương trình, dự án ODA thuộc Bộ Y tế được quản lý, sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình quản lý xuất hiện một số yếu kém cần được khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đầu tư cho ngành y tế ngày một tăng cao, ngân sách nhà nước thì hạn hẹp, trần nợ công nước ngoài cao.

Mục tiêu của đề án là quản lý nguồn vốn ODA đầu tư cho y tế nhằm hỗ trợ y tế dự phòng và phát triển y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, hỗ trợ tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện chính sách y tế, giúp cho ngành y tế thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại là một vấn đề rất nhạy cảm; Đồng thời cũng là điều kiện dễ xảy ra các tiêu cực, tham nhũng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả nguồn vốn này là vấn đề rất bức xúc đặt ra hiện nay.

Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu theo yêu cầu của Luận văn cao học quản lý hành chính công. Những kết luận khoa học chủ yếu mà Luận văn đưa ra bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến sự đầu tư, dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, nguồn tài chính cho các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt các nước đang đổi mới như Việt Nam.

Thứ hai, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, sự cần thiết phải quản

lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước, các nguyên tắc cũng như yêu cầu quản lý về tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại.

Thứ ba, đề tài đã khái quát tình hình quản lý viện trợ một số nước trên Thế giới, làm căn cứ để quản lý cho Việt Nam.

Thứ tư,đề tài đã đánh giá thực trạng về các dự án đầu tư không hoàn lại cho ngành y tế trong những năm qua, chỉ ra được những hiệu quả mà các dự án này mang lại cho đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ năm, đề tài đã phân tích một cách toàn diện trên tất cả các mặt thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại. Qua đó, chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác này. Đặc biệt đề tài đã nêu lên năm tồn tại cần thiết phải xử lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại ở Bộ Y tế.

Thứ sáu, đề tài đã đề xuất năm phương hướng, chín nhóm giải pháp và kiến nghị với các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan trong việc quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại. Đây là những kết luận khoa học, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại.

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện, đề án nêu ra một số kiến nghị với các bộ tổng hợp của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện

chính sách và thể chế quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi phù hợp với

sự thay đổi hệ thống pháp luật và môi trường hợp tác phát triển mới.

Việc triển khai đề án này là rất cần thiết và việc thực hiện đề án sẽ có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn:

Việc thu hút, thẩm định, phê duyệt nguồn vốn ODA được thực hiện theo đúng định hướng ưu tiên, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.

Tổ chức quản lý nguồn vốn ODA theo mục đích, không có sự đầu tư chồng chéo cùng nội dung tại cùng cơ sở y tế, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Việc thực hiện đề án sẽ giúp công tác quản lý tài chính đối với nguồn

vốn ODA tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo tính minh bạch, giải trình

trong quản lý nguồn vốn ODA, tránh được sai sót, thất thoát, tham ô, lãng phí nguồn lực.

Quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA do Bộ Y tế quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ kế hoạch - đầu tư (2010), Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn thi

hành nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng

viện trợ phi chính phủ nước ngoài, Hà Nội.

2.Bộ kế hoạch - đầu tư (2016), Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT ngày 08/06/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội.

3.Bộ tài chính (2007), Thông tư 82/2007/TT-BTC ngày 12/07/2007 hướng

dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Hà Nội.

4.Bộ tài chính (2016), Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý

tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội.

5. Bộ tài chính, Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2015), Công văn số 3842/BYT-KHTC ngày 08/6/2015 báo cáo

phục vụ xây dựng Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2016), Công văn số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 về Kế hoạch

bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội

8. Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014, 2015, Hà Nội

9. Bộ Y tế, Báo cáo quyết toán năm 2013, 2014, 2015, Hà Nội

10.Bộ Y tế,Báo cáo tình hình dự án ODA của Bộ Y tế,Hà Nội.

11.Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết Dự án Hợp tác Y tế Việt Nam-UNFPA. Báo

cáo tổng kết dự án 2011-2016, Hà Nội.

12.Bộ Y tế, Hệ thống tài khoản y tế quốc gia - thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 2012-2014, Bộ Y tế - Vụ Kế hoạch- tài chính.

13.Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2014, Hà Nội.

14.Bộ Y tế, Quyết định số 11/2008/QĐ-BYT ngày 26/02/2008 hướng dẫn

quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế, Hà Nội.

15.Bộ Y tế, Sổ tay hướng dẫn BQLCT WHO, Hà Nội

16.Bộ Y tế, Tổng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, 2014, 2015,

Nội.

17.Bộ Y tế, Tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013, 2014, 2015,

Hà Nội.

18.Bộ Y tế, Văn bản số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016. Một trong các giải

pháp đưa ra trong Kế hoạch này là:“Tăng cường hợp tác, chủ động và

tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế. Tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế”.

19.Bộ Y tế, Văn kiện dự án chương trình Hợp tác Y tế giữa Việt Nam -

WHO (tài khóa 2014-2016)

20.Chính phủ (2009), Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành quy chế quản

lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, Hà Nội.

21.Chính phủ (2016), Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23.Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ (12/2004), Hài hoà thủ tục

và sự tuân thủ nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ tại Việt Nam-Báo cáo

năm 2004, Hà Nội.

24.PGS.TS Lê Chi Mai (năm 1999), Quản lý khu vực công, Học viện hành

chính quốc gia - đồng tác giả

25.PGS.TS Nguyễn Hữu Hải - TS. Trần Anh Tuấn, Quản lý công, nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật Hà Nội 2015

26. Quang Khai (08/4/2006), Quản lý dự án ODA: Yếu tố con người quan trọng nhất, www.vnexpress.net.

27.Quốc hội (16/12/2002), Luật số 01/2002/QH11 Luật Ngân sách Nhà

nước,Hà Nội.

28.Quốc hội (17/6/2003), Luật số 03/2003/QH11 Luật Kế toán,Hà Nội.

29.Quốc hội (2009), Luật số 29/2009/QH12 Quản lý nợ công, Hà Nội.

30.Quốc hội (2014), Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Đầu tư công,

Hà Nội.

31.Quốc hội (2014), Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Đầu tư công,

Hà Nội.

32. Thanh Xuân (03/8/2006), Quá nhiều thủ tục cho dự án ODA,

www.vnexpress.net.

33. Thu hút ODA : Nhìn quá khứ, hướng tương lai : http: //kinhtevadubao.vn/chi- tiet/194-4805-thu-hut-oda--nhin-qua-khu-huong-tuong-lai.html

34.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày

17/02/2016 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020, Hà Nội.

35.Tuổi trẻ (10/4/2006), Hai Bộ Kế hoạch và Tài chính buông lỏng quản

lý ODA, www.vnexpress.net.

36. V.P. – S.L (10/4/2006), ODA không phải tiền chùa, www.vnexpress.net. 37. Vietnamnet (13/6/2006), Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực thuộc bộ y tế (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)