Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 101 - 102)

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo động lực cho công chức tại Uỷ ban

3.2.5. Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc

Điều kiện, môi trường làm việc là một trong những yếu tố có tác dụng đảm bảo cho quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao của công chứcđược diễn ra bình thường, trôi chảy, loại bỏ sự bất mãn, không thoả mãn của công chức. Tuy vậy, kết quả điều tra cho thấy phần lớn công chức chưa thực sự hài lòng về điều kiện, môi trường làm việc cấp huyện hiện nay. Trong thời gian tới, để duy trì và nâng cao động lực làm việc cho công chức, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp tạo điều kiện, môi trường làm viêc cho công chứcnhư sau:

- Từng bước đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các phòng ban: Cần tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật: trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc của công chức. Trên cơ sở đó, lâp chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, hệ thống thông tin quản lý... theo hướng hiện đại hoá nhằm tạo điều kiên, môi trường làm việc thuận lợi, kích thích tính sáng tạo, tăng cường sự nỗ lực làm việc cho công chức.

- Từng bước nghiên cứu xây dựng mô hình “văn hoá công sở” phù hợp với điều kiện, đặc điểm cơ quan và hoạt động của chính quyền cấp huyện: Văn hoá công sở là một trong những yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức. Một khi những giá trị văn hoá đã thấm sâu vào tâm tư, tình cảm của từng cá nhân trong tổ chức thì nó sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy mọi người tích cực, hăng say làm việc và cùng hướng tới các mục tiêu chung của tổ chức. Để bộ máy chính quyền ngày càng được củng cố và phát triển vững mạnh, các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm xây dựng và phát triển môt nền “văn hoá công sở” trong các cơ quan, tổ chức trong bô máy chính quyền các cấp. Một nền văn hoá mạnh, khi mà hệ thống

niềm tin, các tiêu chuẩn giá trị đã đi vào tiềm thức, được mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng, chia sẻ, giữ gìn, củng cố và phát triển. Văn hóa tổ chức định hướng cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống và công việc với các thành viên khác để tạo ra sự hợp tác trong tập thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức và phòng ban chuyên môn tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 101 - 102)