3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo động lực cho công chức tại Uỷ ban
3.2.6. Giải pháp từ bản thân người công chức
a) Chủ động trong lập và thực hiện kế hoạch công việc và trong hoạch định đường chức nghiệp cho bản thân
Nếu một người chỉ biết chạy theo thực hiện những kế hoạch của tổ chức thì sớm muộn anh ta cũng sẽ thấy đuối sức. Bởi lẽ, mỗi công việc đòi hỏi một thời gian, một cách thức và có một tầm quan trọng đòi hỏi phải thực hiện theo môi trường riêng. Chính vì thế, công chức cần tự lập ra cho mình một kế hoạch riêng và dù khó khăn nhưng cũng cần có những hoạch định cho đường chức nghiệp cho bản thân. Từ kế hoạch của bản thân công chức sẽ chủ động hơn trong giải quyết công việc, có trách nhiệm hơn trong công việc và
nhận thấy kết quả cũng như năng lực, tiến trình thực hiện kế hoạch mà có những điều chỉnh kịp thời. Có như vậy, công chức mới thấy thật sụ gắn bó hơn với công việc của mình, không mơ hồ chạy theo công việc mà không có một đích đén cũng như một mục tiêu cụ thể để làm việc.
b) Tích cực học tập, rèn luyện và phát triển chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Công chức thường là những người có trình độ đào tạo cao và tầm nhận thức sâu rộng. Tuy nhiên kiến thức công vụ luôn luôn thay đổi và hiện đại theo thời gian nên bắt buộc phải thường xuyên, liên tục học tập, đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho công việc. Dù là công chức đang làm việc ở vị trí nào, soạn thảo văn bản hay văn thư lưu trữ , tiếp nhận hồ sơ…cũng đều phải nâng cao trình độ và trở thành chuyên nghiệp trong công việc của mình. Học tập là để nâng cao trình độ của bản thân, thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, tránh tình trạng học để lấy bằng cấp và trở thành tiến sĩ giấy với bằng cấp đầy mình mà khi tiến hành thực hiện công việc thì lại xa lạ. Nếu một người công chức không muốn học tập, trau dồi thì dù cho cơ quan có tổ chức tạo điều kiện cho anh ta tham gia nhiều lớp học như thế nào đi nữa cũng không có kết quả tốt mà lại tốn kém. Hơn nữa, chỉ có bản thân người công chức mới biêt mình đang thiếu hụt kiến thức nào, nên học cái gì và học như thế nào để có kết quả tốt nhất. Vì thế cho nên không ai khác ngoài chính họ sẽ tích cực học tập và trau dồi kiến thức cho mình. Một công chức khi tiếp xúc với công việc mà không có kiến thức để làm thì dễ sinh ra tâm lý chán nản và sợ việc và ngược lại một người luôn chủ động làm chủ công việc bằng việc học tập của mình thì công việc đó sẽ biến thành một niềm vui cũng như niềm đam mê của anh ta.
c) Tiến hành tự đánh giá bản thân trong quá trình thực hiện công việc Tự đánh giá là quá trình nhìn lại, đánh giá những kinh nghiệm sống để xem xét bạn đã tích luỹ được những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp này. Nhà quản lý có thể đánh giá công chức qua những phương pháp và cách thức
riêng của họ, kết quả có thể đúng, có thể không chính xác do những lỗi thiên về bản chất và hiện tượng trong hoạt động của công chức.Tuy nhiên, công chức sẽ đánh giá họ đúng và chân thực nhất. Đánh giá không phải là hình thức theo các mẫu đánh giá hàng năm giống nhau như đúc qua các năm, chỉ khác về họ tên, chức vụ và năm tháng để báo cáo cho cấp trên, để khen thưởng, thi đua hình thức. Việc tự đánh giá giúp công chức nhận thức được họ đã làm được những gì trong thời gian cụ thể, nhưng công việc đó đã đi đến đâu của kế hoạch và hoạch định đường chức nghiệp của bản thân họ. Từ đó, họ có những bước chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, học vấn để có thể hoàn thiện tốt nhất kế hoạch tự thân của mình.