Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội huyện CanL ộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 55)

1 .2Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội huyện CanL ộc

2.1.1 Đặc điểm t nhiên huyn Can Lc

Từ xƣa đến nay Can Lộc (Hà Tĩnh) vốn nổi tiếng là mảnh đất “địa linh - nhân kiệt”. Những di tích lịch sử văn hoá nhƣ "Hoan Châu đệ nhất danh lam" - Chùa Hƣơng Tích, Ngã ba Đồng Lộc với bản hùng ca cách mạng của thế hệ

Thanh niên xung phong Hà Tĩnh và cả nƣớc, Ngã ba Nghèn quật khởi tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh... cùng những danh nhân văn hóa nổi tiếng đã tạo nên một Can Lộc mềm mại, sâu lắng mà kiên trung, anh dũng…

Can Lộc là một huyện huyện đồng bằng bán sơn địa, nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Với vị trí địa lý: với Diện tích (2015) 302 km², Dân số (2015) 130.850 ngƣời về phía bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng

Lĩnh, phía tây bắc giáp huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hƣơng Khê,

phía nam giáp huyện Thạch Hà, phía đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km.

Tổ chức hành chính: huyện Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (Thiên Lộc, Thuần Thiện, Kim Lộc, Vƣợng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc,

Thƣờng Nga, Trƣờng Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia

Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thƣợng Lộc, Quang Lộc,

Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc).

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hi huyn Can Lc

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Huyện Can Lộc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể về sản xuất nông nghiệp: phát triển sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản với tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt 1.249 tỷ đồng (2014) tăng so với năm (2010) 74.6%. Tổng sản

lƣợng lƣợng thực năm 2014 đạt 95.645 tấn so với năm 2010 tăng 24.4%; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40% năm 2010 xuống còn 30%, tăng CN-TTCN-XD từ 29% lên 34%,

thƣơng mại dịch vụ từ 31% lên 36%. Bình quân thu nhập đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 23,5 triệu đồng, tăng 12,5 triệu đồng so với năm 2010. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện

tích đất trong lúa hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao, kinh doanh gắn với việc xây dựng nông thôn mới; cùng với việc phát

động phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hộ nghèo vƣợt khó”

nhiều hộgia đình đã tích cực thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phƣơng. Vì vậy từ năm 2010 đến nay toàn huyện đã có 522 mô hình vừa và nhỏ.

Công nghiệp và TTCN, Thƣơng mại và dịch vụ tiếp tục vận dung linh hoạt các cơ chế chính sách, khuyến khich phát triển của nhà nƣớc cấp trên, kết hợp với các chính sách khuyến khich phát triển của nhà nƣớc cấp trên, kết hợp với các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nƣớc cấp trên, kết hợp với các chính sách khuyến khích của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Đến nay trên địa bàn toàn huyện

đã có 142 doanh nghiệp nhỏ và vừa, 70 hợp tác xã sản xuất kinh doanh trên các

lĩnh vực tăng 105 doanh nghiệp và hợp tác xã so với năm 2010.

Trên lĩnh vực hạ tầng – xây dựng đã đẩy nhanh tiến độ và hoành thành các dựán đƣa vào sử dụng nhƣ: nâng cấp khu di tích lịch sử Xô viết Nghệtĩnh Ngã ba

Nghèn, hồ chứa nƣớc Khe trúc, Đê Sông Nghèn, Đƣờng liên xã miền núi Thiên Lộc – Phú Lộc, đƣờng và khu du lịch sinh thái Cửa Thờ - Trại tiểu,…

Thực hiện chủ trƣơng “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn đã đƣợc phát động rộng rãi đến mọi tầng lớp

nhân dân, xây dựng mạng lƣới giao thông liên hoàn giữa các xã, qua đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Từ năm 2010 – 2014

đã xây mới 460,32 km đƣờng giao thông nông thôn, xây mới 08 cầu, nâng cấp và cải tạo 165 km đƣờng, cải tạo 5 cầu, xây dựng mới 20 trụ sở, nhà hội

trƣờng, 100 phòng học, 10 trạm y tế 2 tầng và hàng trăm công trình kết cấu hạ

tầng kỹ thuật khác đƣa vào sử dụng góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, đến cuối năm 2014 toàn huyện đã có

thêm 49 làng, xóm, khối phố văn hóa đạt 45.28% có 80% gia đình văn hóa, 28% gia đình thể thao. Về Giáo dục –đào tạo: toàn huyện có 32/62 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 51,6% trong đó có 9 trƣờng Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở mức II. Trong công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ21.46% năm 2011 xuống còn 6.7%.

Phong trào xây dựng nông thôn mới: từ năm 2011 đến nay đã xây dựng

đƣợc 522 mô hình các loại có doanh thu từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trở

lên trong đó mô hình có quy mô lớn: 23 mô hình, quy mô vừa và nhỏ: 4772 mô hình. Từ năm 2011 – 2014 toàn huyện đã huy động đƣợc 1.652,84 tỷđồng

trong đó huy động sức đóng góp của nhân dân 94.83 tỷđồng tiền mặt, 194370

ngày công lao động, các tổ chức đơn vị đỡđầu xây dựng nông thôn mới 5.835 tỷ đồng; nguồn đóng góp của con em xa quê 26.140 tỷ đồng và diện tích đất

đƣợc hiến 176.194 m2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 55)