Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nƣớc tại Huyện CanL ộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 107)

Trƣớc yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý KT-XH; các định hƣớng công tác quản lý tài chính –ngân sách và để khắc phục những tồn tại trong thực trạng quản lý NSNN cấp huyện góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đã đề ra, nhiệm vụ quản lý ngân sách huyện cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện.

Dƣới đây là một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NSNN cấp huyện của huyện Can Lộc trong thời gian tới.

3.2.1 Nâng cao việc lập và phân bổ dựtoán ngân sách nhà nƣớc tại huyện

Trong những năm qua việc lập dự toán của huyện cơ bản đã đáp ứng về

nội dung dự toán, đã bám sát, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển KT- XH của huyện trong từng thời kỳ. Thƣờng xuyên có sự cập nhật thông tin từ

phòng thống kê, phòng lao động, bộ phận quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, báo cáo tình hình hoạt động của các xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, phân tích và những nhiệm vụ ngân sách đã thực hiện đƣợc và những nội dụng chƣa thực hiện đƣợc. Trên cơ sở đó, cùng với việc bám sát sự

chỉ đạo của tỉnh, cơ quan tài chính đƣa ra những định hƣớng phát triển KT- XH mà ngân sách cần quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong sự biến động không ngừng của kinh tế - xã hội, việc lập dự toán cần đƣợc nâng cao và hoàn thiện hơn. Cụ thể:

Dự toán thu ngân sách phải đảm bảo chi ngân sách và có khoản tích lũy.

Dự toán chi ngân sách cần nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử

dụng ngân sách để phân bổ cho phù hợp, ngoài khoản chi theo định mức cần có khoản dự phòng chênh lệch trƣợt giá, chi bổ sung kinh phí cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết phục vụ chuyên môn mà chƣa nằm trong các nhiệm vụmà đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng.

Đối với chi đầu tƣ phát triển phải xác định rõ những nội dung chi trọng

điểm, thứ tự ƣu tiên các khoản chi, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của huyện. Các khoản chi cân đối cho xã, thị trấn tiến tới giảm bớt, để địa phƣơng

cấp dƣới mở rộng quyền tự chủ tài chính trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trung thực, kịp thời và tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách theo khoản mục đầu vào thì trong tƣơng lai cần thiết phải hƣớng tới việc lập dự

toán theo kết quả đầu ra. Đây cũng là yêu cầu trong luật NSNN 2015. Cụ thể:

Để quản lý hiệu quả việc sử dụng ngân sách, Luật NSNN mới đã giao Chính

phủ quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (khoản 15 Điều 25); Việc áp dụng phƣơng thức này sẽ giúp cân đối đƣợc

thu chi ngân sách trên cơ sở nguồn lực hạn chế và không thể tăng lên trong kỳ

của các địa phƣơng nói riêng trong đó có cả huyện Can Lộc hiện nay. Vì vậy, khâu lập dự toán hƣớng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân

sách theo đầu ra. Đó là: Cần thay đổi quy trình chiến lƣợc soạn lập để thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Thay đổi quy trình soạn lập NS, theo

đó cần gắn kết giữa soạn lập ngân sách với việc thiết lập mục tiêu ƣu tiên của chiến lƣợc phát triển; giữa chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên; các nguồn lực trong quá trình soạn lập ngân sách; giữa soạn lập NS với kiểm tra và báo cáo thực hiện; giữa đo lƣờng công việc thực hiện và kết quảđầu ra; giữa hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin quản lý với hệ thống đo lƣờng thực hiện. Minh hoạ

cụ thể:

Sơ đồ 3.1: Các yếu tốcơ bản của lập ngân sách theo kết quảđầu ra

Chi phí: là số tiền (nguồn lực tài chính) đƣợc chi ra (phân phối và sử

Đầu vào: là những nguồn lực đƣợc các cơ quan, đơn vị công sử dụng để

thực hiện các hoạt động và từđó tạo nên kết quảđầu ra.

Đầu ra: là hàng loạt hàng hóa công do cơ quan Nhà nƣớc tạo ra và cung cấp cho xã hội.

Kết quả: là các tác động, ảnh hƣởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra một đầu ra hoặc nhóm các đầu ra. Kết quả kế hoạch là mục tiêu của Chính phủ cố gắng đạt đƣợc thông qua mua các đầu ra.

Hiệu quả: Liên quan đến đầu ra và nguồn lực đầu vào cần thiết. Chỉ số

hiệu quảđƣợc tính toán thông qua các chỉ tiêu: chi phí trên một đơn vịđầu ra; chi phí trung bình của xã hội để sản xuất một đơn vịđầu ra.

Hiệu lực: Cung cấp thông tin trong phạm vi đầu ra đạt đƣợc so với các mục tiêu chính sách. Để có đƣợc thông tin về chỉ số hiệu lực, cần tập trung vào làm rõ vấn đề đánh giá quá trình tạo ra các đầu ra của đơn vị hiện tại có

đóng góp đến kết quả dự kiến hay không.

Tính thích hợp thể hiện mối quan hệ kết hợp giữa kết quả thực tế và mục tiêu chiến lƣợc.

Bên cạnh đó cần thiết lập hệ thống thông tin của phƣơng thức lập NS theo kết quả đầu ra. Khuôn khổ thông tin sẽ củng cố mối quan hệ giữa sự

quản lý của CQNN và chính sách của Chính phủ bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc chuẩn bị những dữ liệu cần thiết để minh họa mối liên hệ giữa

các đầu ra và thay đổi hệ thống báo cáo. Các báo cáo phải chuyển tải đƣợc những nội dung chủ yếu: mục tiêu chiến lƣợc, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tốđầu vào và đầu ra.

Về phân bổ dự toán theo định mức: cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính

định hƣớng (hƣớng dẫn), để cho những ngƣời sử dụng ngân sách có thể tự

và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó,

cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tƣơng hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

3.2.2 Hoàn thin qun lý thu ngân sách nhà nước ti huyn

Trong quá trình quản lý thu ngân sách, cần phân tích đánh giá các nguồn thu; quản lý tiền, tài sản của Nhà nƣớc và cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhất là trong lĩnh vực XDCB nhƣ tiến tới áp dụng đấu thầu

điện tử. Trƣớc tiên áp dụng đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB và quản lý tài sản

công sau đó tiến đến các lĩnh vực khác.

Thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Luật thuế nhằm phát hiện, đề xuất các yếu tố bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật thuếđểnhà nƣớc có cơ sở từng bƣớc hoàn thiện luật thuế cho phù hợp.

Tăng cƣờng sự phối hợp đồng bộ giữa phòng TC-KH huyện với chi cục thuế trong việc rà soát, đánh giá các chính sách thu; khảo sát các nguồn thu thực hiện có và dự báo khả năng thu thời gian tới một cách cụ thể và chính xác

hơi. Từ đó có những chính sách động viên các nguồn thu; khảo sát các nguồn thu thực hiện có và dự báo khả năng thu thời gian tới một cách cụ thể và chính

xác hơn. Từ đó có những chính sách động viên các nguồn thu khác ngoài cân

đối ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực nhƣ dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, cứng hóa kênh mƣơng,… góp phần đẩy nhanh tiến độ

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng dẫn đơn giản các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tƣợng nộp thuế. Hƣớng dẫn cho các đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán, đăng

ký thuế, kê khai tính thuế, nộp thuế. Cơ quan thuế tiến hành phân loại các hộ kinh doanh, các đối tƣợng thu, các điểm thu trọng tâm; kiểm tra thƣờng xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định thuế giá trị gia tăng sát, đúng

Tăng cƣờng công tác quản lý thu trên tất cảcác lĩnh vực đặc biệt chú trọng khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế thấp nhất thu hộ và doanh số đối với các

đối tƣợng kinh doanh bằng biện pháp: phối hợp chặt chẽ các phòng ban liên

quan và đội thuế, xã, thị trấn quản lý các đối tƣợng sau đăng ký kinh doanh. Tăng cƣờng kiểm tra hƣớng dẫn và xử lý các vi phạm trong việc kê khai thuế

của các đối tƣợng nộp thuế.

Kiên quyết xử lý đối với các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế của

Nhà nƣớc, trốn lậu, khai man doanh thu,… nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cƣơng trên lĩnh vực thuế, khắc phục những trƣờng hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật.

Bên cạnh đó trong luật NSNN 2015 đã quy định vềthƣởng vƣợt thu cụ thể

tại khoản 4 điều 59 nhƣ sau: “Trƣờng hợp ngân sách trung ƣơng tăng thu so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ƣơng với ngân sách

địa phƣơng, ngân sách trung ƣơng trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu thƣởng cho các địa phƣơng có tăng thu nhƣng không vƣợt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trƣớc...”. Từ đó sẽ giúp khuyến khích đƣợc

các cơ quan trong quản lý thu có tinh thần trách nhiệm hơn.

3.2.3 Hoàn thin qun lý chi ngân sách nhà nước ti huyn

Quản lý chặt chẽ chi tiêu công, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát,

đảm bảo đúng đối tƣợng, định mức và tiết kiệm; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dựtoán để giảm áp lực điều hành chi thƣờng xuyên NSNN.

Cải tiến công tác chi ngân sách nhà nước cấp huyện

Đối với chi đầu tư phát triển

Căn cứ vào chỉ tiêu, nguồn vốn đƣợc giao để bố trí chi theo nguyên tắc phải đảm bảo đúng các công trình, hạng mục đƣợc duyệt, không tự ý điều chỉnh cho các hạng mục công trình khác. UBND huyện tích cực chỉ đạo sát

công trình không có khả năng hoàn thành phải có phƣơng án điều chỉnh vốn kịp thời tránh tình trạng để ứ đọng vốn; thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi đầu

tƣ XDCB, giám sát chặt chẽđầu tƣ công, quyết liệt xử lý nợđọng XDCB theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủtƣớng chỉnh phủ, hạn chế tối

đa các dự án khởi công mới.

Đối với công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn chi thƣờng xuyên. Cần tăng cƣờng cho các cán bộ giám sát thuộc chủđầu tƣ, Ban quản lý dự án

đầu tƣ XDCB, cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ đi nghiên

cứu học tập inh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh về lĩnh vực XDCB nhằm nâng

cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hạn chế việc phân bổ vốn đầu tƣ vào các

dự án không có trọng tâm trọng điểm, chống thất thoát NSNN.

Trong quản lý chi đầu tƣ XDCB cần chú trọng quản lý chất lƣợng công trình và triển khai dự án đúng tiến độ. Công tác lập kế hoạch đầu tƣ phải bám sát nhu cầu thực tế, yêu cầu của sự phát triển, đầu tƣ có trọng tâm. Việc lựa chọn các đơn vị tƣ vấn, đơn vị thi công phải tiến hành công khai, minh bạch có thể theo hình thức đấu thầu hoặc chỉđịnh thầu tùy thuộc vào đặc điểm từng

công trình, đảm bảo lực chọn đƣợc đơn vị có năng lực thực hiện hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tiến hành ra soát các dự án chậm tiến độ hoặc dự án có treo để

có biện pháp xử lý kịp thời.

Chú trọng chi đầu tƣ phát triển nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó chú ý thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020: chƣơng trình giảm nghèo bền vững và

chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng

nhƣ: đƣờng điện, đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng ngõ xóm, vỉa hè,

Đối với chi thường xuyên

Phải đảm bảo chi lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng và các khoản chi

đảm bảo hoạt động nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị. Quản lý cấp phát phải đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn thành có lƣu ý đến tính mùa vụ của một số khoản chi nhƣ chống lụt bão, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,.. Mọi khoản chi ngân sách chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ 3 điều kiện: đã có

trong dự toán ngân sách đƣợc duyệt; đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc đƣợc ngƣời ủy quyền chẩn chi. Thực hiện chế độ kiểm soát

trƣớc, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc nhà nƣớc cho

ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không chi qua ngƣời đƣợc hƣởng ngân

sách, đảm bảo mọi khoản chi đƣợc cấp phát thanh toán phải có chứng từ hợp lệ và phải đƣợc sử kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nƣớc theo

quy định tại Thông tƣ số 79/2003/TT-BTC, thông tƣ số 80/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc và hƣớng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc nhà nƣớc.

Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thƣờng xuyên, thực hiện chính sách tinh giảm biên chế gắn với khoản chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc, thực hiện cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khởi công

khánh thành, đi công tác trong và ngoài nƣớc và các khoản chi chƣa cần thiết khác; không mua xe ô tô công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật), hạn chế việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền; tiết kiệm tối đa kinh phí xăng, dầu, điện nƣớc, vật tƣ văn phòng. Chủ động sắp xếp các khoản chi

thƣờng xuyên, ƣu tiên các nhiệm vụ chi quan trọng, đảm bảo nguồn thực hiện các chính sacah an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.

Triển khai thực hiện quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử

dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà

nƣớc theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. Thực hiện quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Đồng thời,

đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục –đào tạo, y tế, thể dục thểthao… Đối với các khoản chi phát sinh ngoài dự toán cần phải chấp hành đúng

theo quy định của Luật ngân sách và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiên quyết hạn chế những khoản chi chƣa thật cần thiết.

Song song với việc cải tiến quản lý chi, cần tăng cƣờng công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 107)