Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 55)

1 .2Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

2.2 Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện CanL ộc

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nƣớc của huyện gồm:

HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc.

Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính – Kế hoạch là

cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện.

Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nƣớc huyện là cơ quan chịu sự chỉđạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu

ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc

UBND huyện SởTài chính Hà Tĩnh Phòng TC-KH huyện Can Lộc KBNN huyện Can Lộc Phí, lệ phí thuộc NSNN Quản lý hộ cá thể Quản lý các DN trên địa bàn Ban tài chính xã, thị trấn Các đơn vị sử dụng NSNN Đội quản lý hành chính Đội thuế xã, thị trấn Đội kiểm tra Chi cục thuế huyện Can Lộc HĐND huyện

2.2.1.1 Thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân huyện về

quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

HĐND cấp huyện là đại diện cơ quan quyền lực cao nhất của địa

phƣơng, có thẩm quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách của cấp mình. Cụ thể là HĐND:

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phƣơng, quyết định: Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu nội địa; Dự toán chi ngân sách huyện, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách xã, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, dự phòng ngân sách.

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, gồm: Tổng số và mức chi từng lĩnh vực; Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực.

Phân chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; Quyết định các chủ trƣơng,

biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách cấp huyện; Quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trƣờng hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách

đã đƣợc HĐND quyết định. Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính – ngân sách của UBND cấp xã và HĐND cấp xã trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ

Quốc hội và các văn bản của các cơ quannhà nƣớc cấp trên.

2.2.1.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về

quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

UBND cấp huyện là cơ quan chấp hành của HĐND cấp huyện. Trong lĩnh

vực tài chính, ngân sách, UBND cấp huyện có những thẩm quyền và trách nhiệm sau:

Lập dự toán NSĐP, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật NSNN; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trƣờng hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định và

Lập quyết toán NSĐP trình HĐND phê chuẩn và báo cáo sở tài chính. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp xã về tài chính – ngân sách.

Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ

sung cho ngân sách cấp xã.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện NSĐP; Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn; Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

2.2.1.3 Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện

Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh gồm 9 biên chế, gồm 01 trƣởng phòng, 02 Trƣởng phó phòng, 06 chuyên viên. Trình độ thạc sỹ 02 ngƣời, đại học 08 ngƣời. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng đƣợc thể hiện qua sơ đồ.

(Nguồn: quy chê làm việc, quy định chức năng phòng tài chính – kế hoạch [20])

Sơ đồ 2.2: Hệ thống tổ chức phòng TC-KH huyện Can Lộc

Trƣởng phòng Phó trƣởng phòng 1 Phó trƣởng phòng 2 Khối xã, TT Đơn vị dự toán, quản lý tài sản Kế hoạch NS KHKT-XH Giá cả, ĐKĐ doanh, các quỹ Đầu tƣ XDCB

Vị trí chức năng:

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức

năng tham mƣu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tƣ, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tƣ

tỉnh Hà Tỉnh.

Quyền hạn, nhiệm vụtrong lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tƣ:

Trong lĩnh vực Tài chính ngân sách nhà nƣớc: tham mƣu UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chƣơng trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải

cách hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính; Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn; Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị

dự toán thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng

năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hƣớng dẫn của Sở Tài chính; Lập dự toán thu NSNN đối với các khoản thu đƣợc phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, thị trấn, phƣơng án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết để trình UBND huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc quyết định. Quản lý tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủvà hƣớng dẫn của Bộ Tài chính; Quản lý

giá theo quy định của UBND cấp tỉnh.

2.2.1.4 Chi cục Thuế Huyện Can Lộc

Chi cục Thuế huyện là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuếtrên địa

bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu

riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm đƣợc giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công

tác quản lý thuế; tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nƣớc, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để

thực hiện nhiệm vụđƣợc giao.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuể đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế, Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuể và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với ngƣời nộp thuế và các tổ chức, cá nhân

đƣợc ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục

(Nguồn: Quy định chức năng nhiệm vụ, Chi cục Thuế Huyện Can Lộc)

Sơ đồ 2.3: Hệ thống tổ chức Chi cục thuế huyện

2.2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Kho bạc Nhà nước huyện Can Lộc

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hƣớng dẫn của KBNN. Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Thực hiện chi ngân sách nhà nƣớc, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn

theo quy định của pháp luật.

Quản lý, điều hòa tồn ngân KBNN theo hƣớng dẫn của KBNN tỉnh; quỹ

ngân sách huyện, quỹ dự trữ tài chính và các quỹkhách đƣợc giao quản lý,…

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ

giao dịch với KBNN huyện.

Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý theo quy định.

Chi cục trƣởng Các phó chi cục trƣởng Đội nghiệp vụ - tuyên truyền Đội kê khai – quản lý nợ và cƣỡng chế thuế Đội kiểm tra thuế Đội thuế TNCN, trƣớc bạ và thu khác Đội hành chính Đội thuế liên xã

2.2.2 Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Can Lộc

2.2.2.1 Về công tác thu ngân sách

Trong những năm qua công tác giám sát và điều hành ngân sách địa

phƣơng đƣợc thực hiện theo đúng luật NSNN quy định và phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

Việc phân bổ ngân sách: thực hiện theo quy định của Luật NSNN, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa việc phân cấp ngân sách Nhà nƣớc ở địa

phƣơng qua các quyết định về phân cấp ngân sách và quyết định về cơ chế điều hành ngân sách. Các quyết định này đã quy định cụ thể phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện.

Luật NSNN quy định về phân cấp quản lý các khoản thu và các khoản chi giữa NS trung ƣơng và NS địa phƣơng. Việc phân cấp NS địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giữa NS tỉnh, NS huyện và NS xã, thị trấn do HĐND

tỉnh Hà Tĩnh quyết định trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Trên cơ sởcăn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND đƣợc quốc hội thông qua

ngày 26/11/2003; căn cứ Luật Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quốc hội thông qua

ngày 16/12/2002; Căn cứ nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nƣớc;

Căn cứ quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tƣớng chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dựtoán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà

nƣớc năm 2011; Sau khi xem xét tờ trình số 357/TTr-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp

ngân sách giai đoạn 2011 – 2015, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế Ngân sách

HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số

136/2010/NQ-HĐND quy định: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; Tỷ lệ phần

Trong thời kỳổn định ngân sách 2011 – 2015 thực hiện theo Nghị quyết số:136/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của hội đồng nhân dân tỉnh Hà

Tĩnh kỳ họp thứ 19 và Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh: “về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011 -2015.

Về nguyên tắc, phân cấp quản lý NS gắn với quản lý hành chính địa

phƣơng và ngành. Tỉnh đã phân cấp quản lý NS cho các địa phƣơng nhƣ sau:

Các nguồn thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng 100%

- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp huyện quản lý - Thu sự nghiệp do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật - Tiền đền bù thiệt hại đất, tài sản trên đất do cấp huyện quản lý - Thu xử phạt hành chính trong các lĩnh vực do cấp huyện quản lý

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chuyển sang. - Thu kết dƣ ngân sách.

- Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

- Thu khác theo quy định của pháp luật. - Tỷ lệ phân cấp nguồn thu

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện và các cấp ngân sách

Bảng 2.1: Tỷ lệ phân cấp khoản thu giữa ngân các cấp ngân sách tỉnh Hà Tĩnh

Chỉ tiêu Tỷ lệ NS tỉnh hƣởng (%) Tỷ lệ NS huyện, xã hƣởng (%) Tỷ lệ NS cấp xã, tt hƣởng (%)

Thuế GTGT, thuế TNDN của DN tƣ

nhân, công ty CP, HTX kinh doanh DV 0 100 0

Thuế TNDN (không kể thuế TNDN của

đơn vị hạch toán toàn ngành) 10 60 30

Thuế thu nhập cá nhân 60 40 0

Thuế môn bài 0 100 0

Thuế chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài không kể thuế chuyển thu nhập ra nƣớc ngoài từ hoạt động thăm dò khai thác

dầu khí

100 0 0

Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc: thu các mặt hàng

rƣợu, bia, thuốc lá, ô tô dƣới 24 chổ,

xăng các loại

100 0 0

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất

trong nƣớc thu vào các mặt hàng khác 0 50 50 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 0 0 100

Thuế tài nguyên: tài nguyên rừng 60 20 20

Tài nguyên khoáng sản 50 30 20

Lệphí trƣớc bạ (không phải đất, nhà) 70 30 0 Tài nguyên khác (đá, cát, sỏi, đất,

nƣớc,..) 0 60 40

Phí xăng dầu 100 0 0

Thuếnhà đất 0 100 0

(Nguồn: Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn

Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc giai

đoạn 2013 - 2015

Trong giai đoạn 2013 – 2015 công tác thu NSNN của huyện Can Lộc

tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc

giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

TT Tên khoản thu Năm 2013 Năm

2014 Năm 2015 TỔNG THU CĐNS 411.500 502.000 573.000 I Tổng thu NS huyện 64.000 93.680 115.000 1 Thu quốc doanh 1.235 6.001 1.057 2 Thu NQD 18.630 23.510 23.531 3 Thuế TNCN 600 1.000 2.835 4 Trƣớc bạ 6.023 8.500 9.350 5 Phí và lệ phí 4.136 4.800 13.114

6 Thuế phi nông nghiệp 331 351 318

7 Tiền thuê đất 400 1.638 1.705

8 Tiền cấp quyền sử dụng đất 28.390 43.000 51.711 9 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 0 0 4.488

10 1. Thu khác NS huyện 2.584 2.070 3.916

2. Thu khác NSX 1.671 2.810 2.975

II Trợ cấp cân đối NS Tỉnh 268.000 312.000 351.502 III Bổ sung mục tiêu của Tỉnh 79.500 96.000 106.500

Dựa vào bảng 2.2 cho ta thấy:

Tổng thu ngân sách tăng đều qua các năm, trong đó thu ngoài quốc doanh, thu cấp quyền sử dụng đất, thu từ phí và lệ phí, thu thuếTNCN, thu trƣớc bạ, tiền thuê đất tăng ổn định qua các năm. Cho thấy đây là một trong những nguồn thu ổn định cho huyện. Thông qua bảng 2.2 chúng ta có đƣợc biểu đồ thể hiện cụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 55)