Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 36 - 42)

đề cịn thiếu, các điểm bất cập.

Phƣơng pháp phân tích thống kê mơ tả: Mơ tả việc áp dụng Chƣơng trình trong thực tế, các khó khăn, nhu cầu, giúp cho hiểu rõ logic của quá trình triển khai trên thực tế. Phân tích cũng cho phép xác định các nguyên nhân của các tác động tiêu cực, tích cực của Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới lên các đối tƣợng hƣởng lợi.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thôn mới nơng thôn mới

Chủ thể đánh giá:

Chủ thể đánh giá có vai trị quan trọng trong kết quả của việc đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Chủ thể ở đây có thể trong chính quyền, các bộ phận trực tiếp nhƣ các Bộ hay Ủy ban, nhóm lợi ích, các Ủy ban và tiểu ban của Quốc hội, giới chuyên gia, hay chủ thể ngồi chính quyền nhƣ cử tri, nhân dân và truyền thông…

Thể chế đánh giá:

Thể chế hành chính Nhà nƣớc là các quy định chung do Nhà nƣớc xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nƣớc để thực hiện quản lý xã hội. Nhƣ vậy, căn cứ vào thể chế hành chính đƣợc ban hành phục vụ cho việc triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, chúng ta có thể áp dụng để triển khai việc đánh giá Chƣơng trình cho đúng, trúng, hiệu quả cao. Bởi nếu khơng có các văn bản pháp luật, các chính sách, cơ chế… đƣợc ban hành để triển khai Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới thì chúng ta khơng có tiêu chí để đánh giá.

30

Phân tích đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới là phân tích trong quá trình Chƣơng trình đang đƣợc thực thi để đánh giá việc thực thi Chƣơng trình có đạt đƣợc mục tiêu hay không. Đây là giai đoạn đo lƣờng chi phí, kết quả của việc thực hiện Chƣơng trình và các tác động thực tế của Chƣơng trình trong mối liên hệ với mục tiêu chính sách, từ đó xác định hiệu lực và hiệu quả của một chính sách trong thực tế. Trên cơ sở kết quả của đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, các cơ quan Nhà nƣớc có thể đƣa ra những điều chỉnh chính sách nếu thấy cần thiết. Các cơ quan Nhà nƣớc có thể điều chỉnh mục tiêu, thay đổi hoặc bổ sung các giải pháp mới, có thể quyết định tiếp tục theo đuổi hay chấm dứt Chƣơng trình.

Quan hệ giữa các bên liên quan trong đánh giá:

Trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã phân công cụ thể cho từng Bộ, ngành, chính quyền các cấp trong việc chủ trì thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Ở Chƣơng trình này có sự tham gia rất đông đảo các Bộ, ngành trung ƣơng, tất cả các cấp chính quyền và tồn thể cộng đồng dân cƣ tham gia.

Ví dụ về tiêu chí Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới: Chính phủ phân cơng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn “quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”; Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện “quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trƣờng; phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có trên địa bàn xã”; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên, đồng thời chỉ đạo thực hiện; Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cƣ,

31

trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy hoạch đã đƣợc duyệt.

Nhƣ vậy, chỉ riêng với tiêu chí Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới nói trên, nếu tiến hành đánh giá đã có rất nhiều chủ thể tham gia đánh giá: Cơ quan ban hành chính sách; các đơn vị đƣợc phân cơng thực hiện; đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ chính sách… Do vậy quan hệ giữa các bên liên quan trong đánh giá là sự phối hợp nhịp nhàng, rõ ngƣời, rõ việc, rõ nội dung, không đan xen, chồng chéo nhau trong cách thức thực hiện.

Nguồn tài chính để thực hiện đánh giá:

Chính sách nơng thơn mới rất cần có tài chính để vận động cũng nhƣ đánh giá. Vì mục tiêu của Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới rất lớn, liên quan đến tất cả các lĩnh vực: Quy hoạch; kết cấu hạ tầng kinh tế; hình thức tổ chức sản xuất; văn hóa xã hội… trong đó nhiều tiêu chí liên quan đến nguồn lực đầu tƣ, nếu khơng bố trí, cân đối thì khơng thể đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong chu trình chính sách, việc đánh giá là một khâu rất quan trọng, do vậy bố trí nguồn kinh phí để đánh giá Chƣơng trình là hết sức cần thiết.

Phương tiện sử dụng trong đánh giá:

Đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới cần đến nhiều yếu tố trang thiết bị kỹ thuật khác nhau nhƣ: Yếu tố trang bị là bất động sản; yếu tố trang bị là động sản; yếu tố kỹ thuật - công nghệ dùng trong đánh giá; cơ cấu trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đánh giá.

Hoạt động đánh giá Chƣơng trình diễn ra thƣờng xuyên, liên tục nên những yêu cầu về cung ứng trang thiết bị kỹ thuật khá ổn định. Trong đó các yếu tố bất động sản đƣợc cung cấp ổn định ngay từ đầu. Các vật kiến trúc đƣợc gắn với địa vị pháp lý của các cơ quan phân tích chính sách. Yếu tố này chỉ thay đổi khi có sự thay đổi về tƣ các pháp lý của hệ thống. Yếu tố biến động nhiều trong cung ứng trang thiết bị kỹ thuật là kỹ thuật - công nghệ.

32

Công tác đánh giá Chƣơng trình đứng trƣớc những yêu cầu ngày một cao về số lƣợng, chất lƣợng và thời hạn trong phân tích. Trình độ xã hội càng cao, họ càng có nhiều yêu cầu, nguyện vọng với các cơ quan Nhà nƣớc. Bởi vậy các nhà phân tích đánh giá Chƣơng trình cũng phải khơng ngừng thay đổi các phƣơng pháp phân tích, kỹ thuật xử lý thơng tin và cơng nghệ hiện đại khác để kịp theo dõi, phân tích đánh giá Chƣơng trìnhtheo u cầu phát triển.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu lý luận về đánh giá chính sách nói chung, đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng có thể khẳng định: Cùng với hoạch định và triển khai thực hiện, thì đánh giá chính sách là một khâu khơng thể thiếu của quy trình chính sách. Với mục tiêu hết sức rõ ràng: Đánh giá để xem xét, nhận định không chỉ về nội dung chính sách, mà cịn về q trình thực thi chính sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt đƣợc mục tiêu mong đợi. Do vậy, việc đánh giá chính sách cơng nói chung, Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới nói riêng trở thành địi hỏi chính đáng và cấp thiết. Qua đánh giá sẽ giúp Nhà nƣớc xác định đƣợc các bất cập trong quá trình thực hiện và tìm cách khắc phục các bất cập đó.

33

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành ph Hà Nội

Đặc điểm tự nhiên:

Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc); Phía đơng giáp huyện Đơng Anh; phía Tây Nam giáp huyện Đan Phƣợng (Hà Nội). Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trải qua nhiều lần chia tách,sáp nhập. Tháng 8/2008, Mê Linh sáp nhập về thành phố Hà Nội. Huyện có 18 đơn vị hành chính: 02 thị trấn (Quang Minh, Chi Đông); 16 xã (Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tiền Phong, Tự Lập, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Vạn Yên, Văn Khê). Mê Linh có nhiều thuận lợi: Nằm trong vùng tam giác kinh tế, có hệ thống giao thơng thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng không, đƣờng sắt. Với các điều kiện nhƣ trên, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nộicó nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một cách đa dạng, phong phú.

Tổng diện tích đất tự nhiên 14.226 ha, trong đó đất nơng nghiệp 8.011 ha, đất phi nông nghiệp 5.762 ha, đất chƣa sử dụng 543 ha. Đặc biệt có đất bãi ven sơng Hồng màu mỡ, phì nhiêu, là điều kiện thuận lợi để huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung.

Mê Linh (Hà Nội) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều vào mùa hè, hanh khơ vào mùa đơng. Lƣợng mƣa bình quân/năm đạt 1.600-1.700 mm, thƣờng tập trung từ tháng 5 đến tháng

34

10. Nguồn cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu là sông Hồng, sông Cà Lồ.

Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đƣợc thành lập năm 1977, trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập: Từ năm 1997 đến tháng 2/1979 thuộc tỉnh Vĩnh Phú; Từ tháng 2/1979 đến tháng 8/1991 thuộc thành phố Hà Nội; từ tháng 8/1991 đến tháng 11/1996 thuộctỉnhVĩnh Phú; từ tháng 11/1996 đến 30/7/2008 thuộctỉnhVĩnh Phúc và từ 1/8/2008 đến nay thuộc thành phố Hà Nội.

Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của huyện bình quân tăng 7,6% . Cơcấu các ngành kinh tế chuyểndịch theo hƣớng công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Công tác xây dựng cơ bản đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhiều cơng trình quan trọng đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng, đặc biệt là các cơng trình dân sinh bức xúc. Thu ngân sách tăng (bình quân tăng 6,5%/năm). Chi ngân sách tăng bình qn mỗi năm 22%, trong đó thực hiện chi ngân sách tiếtkiệm, ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, đúng chƣơng trình mục tiêu. Huyện đã thu hút đƣợc 339 dự án, tổng diện tích đất đƣợc phê duyệt là 2.334 ha, tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt trên 39 nghìn tỷ đồng, trên 363 triệu USD.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội đƣợc quan tâm, đầu tƣ. Các trƣờng học đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng đạt chuẩn Quốc gia; chất lƣợng giáo dục mũi nhọn, giáo dục tồn diện có tiến bộ. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng cao (16 trạm y tế xã, thị trấnđạt chuẩn Quốc gia). Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,27%. Hệ thống các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sởtừng bƣớc đƣợc quan tâm đầu tƣ. Các nhân tố nêu trên đã ảnh hƣởng rõ rệt đến việc tổ chức thực hiện Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện.

35

2.2. Phân tích thực trạng trƣớc khi thực hiện Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Mê Linh, thành ph Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 36 - 42)