Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới tại huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở:

Phát triển nông thôn không thể tách rời với phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân. Qua khảo sát trƣớc khi thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, thu nhập bình qn đầu ngƣời cịn rất thấp (13,5 triệu đồng/ngƣời/năm). Thu nhập của ngƣời dân thấp thì việc huy động nguồn vốn là rất khó khăn và có ảnh hƣởng đến sản xuất (đầu tƣ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng…khơng có nguồn vốn là hết sức khó khăn), dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thu nhập ngƣời nơng dân thấp… rơi vào vịng luẩn quẩn thiếu vốn, nợ nần, khó thốt nghèo.

Hạ tầng cơ sở của huyện (bao gồm: Giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ và nhà ở dân cƣ của các xã) đƣợc xem là các

40

yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến việc hồn thành tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Hệ thống giao thơng các xã cịn thiếu, chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới; các cơng trình thủy lợi chƣa đầy đủ, đồng bộ, khó khăn trong việc tƣới và tiêu nƣớc; các trƣờng học, nhà văn hóa, trạm y tế…thiếu và xuống cấp nghiêm trọng cần có nguồn lực rất lớn để đầu tƣ, xây dựng…

Nhận thức và sự tham gia của người dân:

Nhận thức của ngƣời dân có vai trị đặc biệt quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Một khi ngƣời dân đã nhận thức đúng đắn về Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới là sự nghiệp của tồn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi ngƣời dân nơng thơn thì chính họ sẽ hăng hái tham gia xây dựng và phát triển nông thôn ngày càng văn minh, sạch đẹp; tăng gia sản xuất nâng cao thu nhập; tự nguyện đóng góp vào cơng cuộc xây dựng chung của toàn xã hội. Ngƣợc lại, nếu ngƣời dân nhận thức chƣa đầy đủ thì sẽ rất khó huy động nội lực của cộng đồng cũng nhƣ các hoạt động khác trong xây dựng nông thôn mới.

Sự tham gia của ngƣời dân trong các hoạt động phát triển nông thôn đƣợc thể hiện ở việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân quản lý và dân hƣởng lợi. Từ đó ngƣời dân sẽ ý thức đƣợc trách nhiệm của mình là chủ thể tham gia xây dựng nơng thôn mới; tham gia ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp thơn; tham gia các hoạt động tun truyền; đóng góp cho các hoạt động xây dựng nơng thôn mới; tham gia giám sát thực hiện các hạng mục cơng trình; xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. Hơn ai hết, chính những ngƣời nơng dân sẽ hiểu rõ tiềm năng, nhu cầu và lợi ích của chính cộng đồng mình. Vì vậy, phát huy sự tham gia của ngƣời dân chính là góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng thành cơng nơng thơn mới.

41

Vai trò của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội:

Vai trị của các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan trọng trong việc định hƣớng, tuyên truyền, thực hiện, đánh giá Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy, nâng cao năng lực định hƣớng của tổ chức cơ sở đảng là một nhiệm vụ căn bản trong việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình nơng thơn mới. Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hộichọn ra cho mình một hƣớng đi, cách tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng mình. Khơng làm ồ ạt, khơng cố làm cho đủ các tiêu chí, không chạy theo phong trào, cố ép phải đạt cho đủ các tiêu chí, càng khơng nên coi nơng thơn mới là một danh hiệu, mà cái chính là lãnh đạo, chỉ đạo làm thế nào để khai thác, phát huy đƣợc các tiêu chí ấy để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, bền vững, tránh dàn trải.

Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và huy động sức mạnh toàn dân cùng tham gia. Bởi vì, khi ngƣời dân đƣợc bàn bạc, thấy cơng việc có lợi cho thơn, xã cũng là có lợi cho mình thì có đƣợc sự đồng thuận, nhất trí cao và tích cực tham gia. Cấp ủy, chính quyền các cấp hƣớng dẫn để nơng dân từ chƣa biết đến biết và giỏi trong cách làm ăn, sản xuất, gắn với vấn đề bảo vệ môi trƣờng; xây dựng nơng thơn mới với đơ thị hóa và bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Tạo điều kiện để các đồn thể chính trị, xã hội tham gia vào việc thực hiện các chƣơng trình, dự án khuyến nơng, dạy nghề, hỗ trợ việc làm, dịch vụ, vốn, vật tƣ nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật... cho nơng dân. Tiếp tục phát huy vai trị chủ thể của cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nông thôn mới.

42

2.4. Mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức triển khai Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mớigiai đoạn từ 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)