Quá trình triển khai công tác lập quy hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 60)

Theo quy định thì Chủ đầu tƣ trong việc lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới là Ủy ban nhân dân các xã. Tuy nhiên, từ thực tế thì năng lực của cán bộ chuyên môn cấp xã còn hạn chế, không đảm bảo đƣợc yêu cầu công việc. UBND huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã họp bàn với Trƣởng các các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã để bàn giải pháp thực hiện. UBND huyện đã quyết định: Ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án quy hoạch nông thôn mới (thành phần gồm 1 số phòng, ban chuyên môn thuộc huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính xã làm thành viên); thành lập Tổ thảm định quy hoạch do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trƣởng, mời đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc làm thành viên. Nhƣ vậy, huyện đã gộp từ 16 chủ đầu tƣ thành 1 chủ đầu tƣ là Banquản lý dự án quy hoạch nông thôn mới;

Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gồm 9 bƣớc sau:

Bước 1: Ban quản lý tổ chức họp lấy ý kiến Ban chấp hành Đảng uỷ, cán bộ chủ chốt của xã;

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã giao nhiệm vụ cho các thôn thông báo và niêm yết tại trụ sở từ xã tới thôn để lấy ý kiến của nhân dân góp ý;

Bước 3:Báo cáo Tổ thẩm định của Ủy ban nhân dânhuyện;

Bước 4: Báo cáo lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện (mời cán bộ chủ chốt của xã);

Bước 5: Báo cáo hội nghị Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ (mời cán bộ chủ chốt của xã);

54

Bước 7: Thông qua Hội đồng nhân dânxã (ra Nghị quyết);

Bước 8: Thẩm định và phê duyệt;

Bước 9: Công bố công khai quy hoạch và tổ chức cắm mốc.

Trong quá trình triển khai thực hiện, có những ƣu điểm sau: UBND huyện lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp; Cán bộ trong Ban quản lý có chuyên môn kinh nghiệm về quản lý quy hoạch nên việc kết nôi hạ tầng giữa các xã đƣợc đảm bảo đúng và trúng mục đích; trình tự thủ tục đồng bộ cho 16 xã do vậy tiết kiệm đƣợc thời gian và đúng với chủ trƣơng hơn; các quy trình, trình tự thực hiện đồ án vẫn đƣợc đảm bảo theo các thông tƣ hƣớng dẫn. Tranh thủ tối đa sự hƣớng dẫn của các Sở ngành liên quan khi các quy hoạch chung chƣa đƣợc phê duyệt (cụ thể là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có những ý kiến đóng góp rất rõ và định hƣớng cho các quy hoạch trên địa bàn huyện).

Kết quả: Đến hết năm 2012, UBND huyện đã phê duyệt 16 Đề án xây dựng nông thôn mới, 16 đồ án quy hoạch nông thôn mới (đạt 100%). UBND huyện đã công bố quy hoạch và đã bàn giao cho các sở, ngành của thành phố; các phòng, ban của huyện và UBND các xã để quản lý và thực hiện. Ban quản lý nông thôn mới chủ trì cùng các đơn vị tƣ vấn giao cho các xã tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới cho cho các xã sau khi đƣợc phê duyệt.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà trong quá trình thực hiện huyện rất lƣu tâm chỉ đạo sát sao, đó là: Cán bộ Ban quản lý không phải là ngƣời địa phƣơng do vậy công tác phối hợp với cộng đồng dân cƣ còn hạn chế, do vậy chƣa hiểu rõ tâm tự nguyện vọng của nhân dân nên đƣa ra một số phƣơng quy hoạch chƣa phù hợp, cụ thể nhƣ: Mở rộng đƣờng không khả thi, lựa chọn địa điểm xây dựng các công trình công cộng không phù hợp... Đối với Đề án xây dựng nông thôn mới: Do thời gian khảo sát và lập dự án ngắn, các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện và các xã ngày nay đã thay đổi nhiều so với thời

55

gian khảo sát và lập đề án, do vậy đề án còn chƣa đảm bảo chất lƣợng, đặc biệt cho công việc quyết toán đề án đối với các xã đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới phải tiếp tục đƣợc điều chỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

2.5.2. Đánh giá quá trình triển khai nhóm tiêu chí xây dng h tng kinh tế - xã hi

Trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nộivà các xã xây dựng nông thôn mới đã ƣu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng - đây đƣợc xác định là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hƣởng thụ trực tiếp cho ngƣời dân. Huyện đã chủ động ban hành cơ chế hỗ trợ linh hoạt, phù hợp điều kiện cụ thể để huy động nguồn lực đầu tƣ cho lĩnh vực này; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; chỉ đạo, hƣớng dẫn và điều chỉnh kịp thời để không ảnh hƣởng tới tiến độ xây dựng nông thôn mới; không để nợ đọng xây dựng cơ bản xảy ra; không để tình trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả; huy động tối đa sự chung tay xây dựng nông thôn mới của các doanh nghiệp để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ dân sinh bức xúc.

Kết quả: Hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện đƣợc quan tâm đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ làm cho bộ mặt nông thôn đổi thay, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt đi lại và sản xuất của nhân dân, thể hiện trên các lĩnh vực:

Giao thông: Trƣớc khi xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện chỉ đạt 32% số km đƣờng giao thông đƣợc kiên cố hóa. Sau 7 năm thực hiện, tiêu chí này đã tăng lên 85% theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội).

56

Thủy lợi: Các xã đã cải tạo, nâng cấp đƣợc 154 km kênh mƣơng theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội), nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mƣơng lên trên 60%.

Điện: Tiêu chí này đã đạt chuẩn (hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ dùng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99,9%). Đến nay đã cải tạo, nâng cấp và xây mới 61 trạm biến áp; cải tạo 292 km đƣờng dây hạ thế.

Bưu điện: 100% các xã đã có điểm bƣu điện phục vụ sinh hoạt văn hóa của nhân dân, 100% số thôn trong xã có internet. Đến nay đã có 16/16 xã đạt tiêu chí về bƣu điện.

Trường học: Có 10 trƣờng đƣợc xây mới; 62 trƣờng học đƣợc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; số phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp đƣợc xóa là 224 phòng. Đến nay tổng số có 43/75 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (chiếm 57,3%).

Chợ nông thôn: Đã cải tạo, nâng cấp và xây mới 02 chợ đạt chuẩn

(Thạch Đà, Liên Mạc), đến nay đã có 13/16 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn.

Cơ sở vật chất văn hóa: Huyện đã tập trung nâng cấp, cải tạo, xây mới đƣợc 2 nhà văn hóa, khu thể thao xã (xã Liên Mạc và xã Tiền Phong); 50 nhà văn hóa thôn.

Nhà ở dân cư: Đã hỗ trợ xây dựng gần 1.000 nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách ngƣời có công; xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp, hƣ hỏng nặng. Nhìn chung đối với tiêu chí nhà ở dân cƣ, toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn.

Kết quả đạt đƣợc trên cho thấy, các tiêu chí trong nhóm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, các xã đều không xây dựng phƣơng án huy động vốn đóng góp từ cộng đồng và trong thực tế tại tất cả các xã thì cộng đồng dân cƣ không đóng góp gì cho các

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chƣơng trình này. Đối với UBND huyện, bằng nhiều hình thức kêu gọi xã hội hóa, một số doanh nghiệp đã hỗ trợ, chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới (điển hình nhƣ Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng các trƣờng học với kinh phí trên 100 tỷ đồng).

Đối với các xã: Theo khảo sát, phần lớn các xã tập trung nguồn vốn dành cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong khi đó, phần kinh phí dành cho phát triển sản xuất tƣơng đối thấp. Năng lực cán bộ xã khi bắt tay vào làm xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, thời gian đầu tập trung các hoạt động xây dựng quy hoạch, đề án, năng lực làm chủ đầu tƣ các công trình hạ tầng trong thời gian đầu còn gặp nhiều bỡ ngỡ; công tác phối hợp giữa các cơ quan ở địa phƣơng chƣa chặt chẽ, đồng bộ. Bên cạnh đó, các xãgặp khó khăn trong việc lồng ghép các nguồn vốn từ các công trình hỗ trợ khác nhau do chƣa có văn bản hƣớng dẫn việc lồng ghép, do đó, khi xây dựng cơ sở hạ tầng phải thực hiện theo các quá trình, thủ tục khác nhau tùy theo cơ chế của mỗi chƣơng trình hỗ trợ.

2.5.3. Đánh giá quá trình triển khai nhóm tiêu chí kinh tế và t chc sn xut sn xut

Công tác phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống đƣợc triển khai mạnh mẽ tại các xã. Vì các tiêu chí trong nhóm này gắn với quyền lợi sát sƣờn của nông dân nên đƣợc cộng đồng dân cƣ đặc biệt quan tâm, đón nhận. Các địa phƣơng đã thực hiện dồn ghép ruộng đất (nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí) để tạo thành cánh đồng mẫu lớn và đƣa cơ giới hóa vào sản xuất (huyện đã ban hành chƣơng trình hỗ trợ nông dân đầu tƣ mua máy móc cơ giới hóa); đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi (huyện xây dựng đề án và hỗ trợ cho nông dân trong chuyển đổi cơ cấu giống lúa thay thế dần giống lúa Khang Dân và Q5 bằng các giống lúa năng suất cao, chất lƣợng tốt BC15, PC6, RVT, TBR-45…). Nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao (mô

58

hình trồng khoai tây tại xã Liên Mạc; mô hình sản xuất nấm ăn tại xã Tam Đồng; mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã Văn Khê; mô hình hoa hồng chất lƣợng cao tại xã Văn Khê…) đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Công tác đào tạo nghề cho nông dân đƣợc tăng cƣờng, huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề cho ở đây chủ yếu tập trung đào tạo nghề dƣới 3 tháng là phổ biến. Ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhƣ: Kỹ thuật trồng hoa hồng; kỹ thuật nuôi lợn sinh sản; làm mộc; điện dân dụng… đây là những nghề mà ngƣời tham gia đào tạo đã làm hoặc đang làm.

Về hình thức tổ chức sản xuất: Bƣớc vào thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, các Hợp tác xã trên địa bàn huyện đã phát huy năng lực của mình, phục vụ nông dân chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Kết quả cụ thể:

Sản xuất nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc những kết quả quan trọng (giá trị năm 2016 ƣớc đạt 398 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2010); cơ cấu ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp (Chăn nuôi đã có bƣớc tăng trƣởng, đặc biệt là có sự chuyển biến mạnh sang phƣơng thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp theo hình thức gia công với công nghệ sản xuất tiên tiến). Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đƣa công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất đạt kết quả nổi bật. Nhiều mô hình trồng hoa, rau cho thu nhập trên 200 triệu đồng/1ha; đời sống nông dân có chuyển biến tích cực.

Thu nhập: Sau khi triển khai Chƣơng trình, do đƣợc quan tâm đầu tƣ

nhiều về kết cấu hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch bờ vùng bờ thửa, tổ chức dồn ghép ruộng đất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đƣa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, các mô hình sản xuất có năng suất cao và chất lƣợng tốt nhƣ lúa, khoai tây, rau, hoa hồng và các mô

59

hình chăn nuôi, kết hợp đào tạo nghề cho nông dân, kỹ thuật thâm canh sản xuất lên đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện đến cuối năm 2016 đạt 33,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo: Số hộ nghèo còn 2.160 hộ (chiếm tỷ lệ 4,2%) giảm 9,27% so với năm 2010.

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: đạt 95,8%. Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho trên 2000 ngƣời/năm. Đã đào tạo đƣợc gần 9.000 lao động nông thôn. Đến nay đã có 16/16 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên.

H nh thức tổ chức sản xuất: Trên toàn huyện có 94 Hợp tác xã, trong đó có 74 Hợp tác xãdịch vụ nông nghiệp. Nhìn chung, các Hợp tác xã đã hoạt động theo luật HTX; các dịch vụ phục vụ nhân dân chƣa đƣợc mở rộng phong phú (trung bình từ 3 - 5 dịch vụ) nhƣng vẫn đảm bảo tốt nhu cầu cơ bản về nông nghiệp cho nhân dân. Đến nay có 14/16 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.

Kết quả công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Để tiếp

tục nâng cao trình độ thâm canh sản xuất của nông dân, nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn có nghề, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các hộ nông dân đƣợc tuyên truyền nhận thức về nội dung, ý nghĩa và những lợi ích của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để các hộ hiểu, nhận thức đƣợc và đăng ký tham gia học nghề. Đã tổ chức mở đƣợc 305 lớp đào tạo các nghề nông nghiệp: trồng lúa chất lƣợng cao, trồng rau an toàn, chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăn nuôi lợn... cho 7.894 ngƣời. Nhìn chung việc đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tế nên dễ áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đa số các hộ đều tự tạo đƣợc việc làm sau khi học. Hàng năm tổ chức 75 lớp tập huấn về kỹ thuật

60

thâm canh sản xuất, bảo vệ thực vật, rau an toàn, an toàn thực phẩm cho 5.000 lƣợt ngƣời, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng về thâm canh sản xuất cho nông dân; chi khoảng 10.000 triệu đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho khoảng 12.000 hộ dân hƣởng lợi; tổ chức nhiều đợt chiến dịch diệt chuột bảo vệ sản xuất và sức khoẻ cộng đồng (2 đợt/năm), hỗ trợ các xã, phƣờng trên

1.500kg thuốc chuột với chi phí khoảng 1.200 triệu đồng, diệt đƣợc khoảng 500.000 con chuột, hạn chế thiệt hại sản xuất do chuột gây ra.

Mặc dù, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, sản xuất theo hƣớng công nghệ cao;… Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế; ngƣời dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm, theo thị hiếu thị trƣờng, chƣa hình thành các cánh đồng mẫu lớn, chƣa tạo ra sản phẩm nông nghiệp đặc trƣng. Công tác đào tạo nghề còn chạy theo số lớp, số lƣợng học viên, chƣa chú ý nhiều tới giải quyết việc làm sau đào tạo (nhất là đối với các nghề phi nông nghiệp). Hoạt động của các Hợp tác xã còn hình thức, chƣa phát huy hiệu quả... Đây là những vấn đề khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhóm các tiêu chí hình thức và tổ chức sản xuất; đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân có các giải pháp để tiếp tục duy trì và phát triển nhóm tiêu chí này.

2.5.4. Đánh giá quá trình triển khai nhóm tiêu chí văn hóa - xã hi -

môi trường

Nhóm tiêu chí này đƣợc huyện và các xã đặc biệtquan tâm: Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng, nâng cấp các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, hạ tầng thông tin giải trí, thƣ viện khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu học tập,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 60)