71
Địa bàn huyện Mê Linh cthành phố Hà Nội rộng, số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn (16 xã), với cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và chƣa đồng bộ, đòi hỏi nguồn lực đầu tƣ rất lớn.
Sự phát triển của các địa phƣơng không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân các khu vực còn chênh lệch.
Các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn chƣa đủ mạnh, không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tƣ của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn rƣờm rà, phức tạp.
Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên khó khăn cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều xuống cấp và bị chia cắt do quá trình đô thị hóa, làm giảm năng lực phục vụ của một số hệ thống công trình đã có.
Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn lạc hậu, chƣa phù hợp với thực hiện và sự phát triển của các địa phƣơng.
Tác động của giá cả, các yếu tố thị trƣờng, thiên tại dịch bệnh ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, huy động nguồn lực cho đầu tƣ, phát triển của các địa phƣơng.
Nguyên nhân chủ quan:
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý ở cơ sở một số nơi chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ trách nhiệm không cao; uy tín thấp, ảnh hƣởng đến công tác vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, phƣơng châm, cách làm trong xây dựng nông thôn mới tuy đã đƣợc cải
72
tiến nhƣng hiệu quả chƣa cao, hình thức chƣa phong phú, vẫn còn một số tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nƣớc, vì vậy nhiều nơi chƣa phát huy đƣợc nội lực của địa phƣơng mình.
Đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn rất hạn chế, dàn trải, chƣa đáp ứng và ngang tầm phát triển của Thủ đô. Việc phân giao kinh phí ngân sách Thành phố, ngân sách huyện hỗ trợ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đôi khi còn chậm, chƣa kịp thời, khó khăn cho cơ sở trong việc giải ngân thanh quyết toán kinh phí.
Công tác dự báo còn yếu, chƣa lƣờng hết đƣợc diễn phiến phức tạp của tình hình và những khó khăn, thách thức nên xây dựng một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp chƣa phù hợp. Năng lực vận dụng, cụ thể hóa, nhất là việc tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, địa phƣơng, đơn vị trên một số mặt còn hạn chế. Chƣa tập trung đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm. Sự phối hợp nội bộ giữa các phòng, ban và giữa các phòng, ban với các xã trong một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Sau gần 07 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chƣơng trình đƣợc triển khai với cách tiếp cận các vấn đề đa chiều và tổng hợp, đƣợc triển khai đồng loạt tại 100% số xã, trong đó chọn xã điểm để làm trƣớc và nhân rộng mô hình (xã Liên Mạc đƣợc chọn làm điểm và hoàn thành xã nông thôn mới năm 2013); nội dung bao gồm nhiều lính vực: kinh tế - xã hội, y tế, an ninh, môi trƣờng…
Đến thời điểm này, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đạtmục tiêu Huyện ủy, Hội đồng nhân
73
dân, Ủy ban nhân dân huyện đề ra (12/16 xã đƣợc công nhận xã nông thôn mới - đạt 75%); hạ tầng cơ sở đƣợc đầu tƣ; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao; bộ mặt nông thôn có khởi sắc. Ngoài những kết quả nổi bật, đo đếm đƣợc, cái lớn nhất của Chƣơng trình là đã từng bƣớc thay đổi nhận thức, quan niệm của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, qua đánh giá việc triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội còn có một số vấn đề mà các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, ngƣời dân cần phải tập trung vào cuộc để triển khai quyết liệt hơn nữa, có những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình một cách bền vững, đi vào thực chất, chiều sâu nhƣ: Việc huy động nguồn lực của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế (mới đạt 10%); Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội (tỷ lệ thành phố là 3,65%, huyện Mê Linh là 4,24%); thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn so với bình quân chung khu vực nông thôn của thành phố (thành phố là 36 triệu đồng/ngƣời/năm; huyện Mê Linh 33,5 triệu đồng/ngƣời/năm); việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chậm, chƣa tạo đƣợc những sản phẩm thƣơng hiệu; các tiêu chí tạo việc làm, môi trƣờg thiếu tính bền vững…
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để cả hệ thống chính trị từ huyện tới các xã tiếp tục có các biện pháp, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
74
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MÊ LINH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phƣơng hƣớng đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mớitại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội