Các loại bằng chứng kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 34 - 36)

5. Bằng chứng kiểm toán

5.2.Các loại bằng chứng kiểm toán

Trong thực tế có nhiều loại bằng chứng kiểm toán khác nhau. Để giúp cho việc nghiên cứu, xét đoán và sử dụng bằng chứng kiểm toán được tiện lợi và hữu hiệu cần thực hiện phân loại bằng chứng kiểm toán.

5.2.1. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc a, Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự thu thập

Kiểm toán viên có thể tự thu thập bằng chứng kiểm toán bằng cách: - Kiểm kê tài sản thực tế

- Tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp - Quan sát thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Thẩm tra và phỏng vấn...

b, Bằng chứng kiểm toán doanh nghiệp phát hành và luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hoặc bên ngoài đơn vị và các thông tin doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán viên

- Các Hoá đơn, chứng từ

- Các ghi chép kế toán, các báo cáo kế toán

- Các bản giải trình của cán bộ quản lý hoặc những người có liên quan đến đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên

c, Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp

- Bằng chứng do những người bên ngoài doanh nghiệp cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên: các bảng xác nhận nợ phải trả, nợ phải thu… Các bằng chứng kiểm toán này có được do kiểm toán viên gửi thư đến các đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp yêu cầu họ xác nhận sự trung thực của số liệu.

- Các bằng chứng do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: hóa đơn bán hàng, sổ phụ ngân hàng…

- Các ghi chép độc lập hoặc báo cáo thống kê tổng hợp theo chuyên ngành có liên quan đến doanh nghiệp như: các văn bản, giấy xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan hải quan…

5.2.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình a, Các bằng chứng dạng vật chất

Là các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc kiểm kê các tài sản hữu hình như: hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt…

Bằng chứng thuộc loại này có các biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, biên bản kiểm kê tài sản cố định hữu hình, các loại chứng khoán…

Các bằng chứng náy có độ tin cậy cao nhất, bởi vì bằng chứng vật chất được đưa ra từ việc kiểm tra trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không.

b, Các bằng chứng dạng tài liệu

Là các bằng chứng kiểm toán mà các kiểm toán viên thu thập được qua việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên.

Bằng chứng thuộc loại này gồm:

- Các chứng từ, tài liệu do đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp. - Các ghi chép kế toán và ghi chép nghiệp vụ của doanh nghiệp, các báo cáo, các bản giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp…

- Các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên

Các bằng chứng này cũng có tính thuyết phục, tuy nhiên độ tin cậy không cao bằng các bằng chứng vật chất.

c, Các bằng chứng kiểm toán thu thập thông qua phỏng vấn

Là các bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên thu thập được thông qua việc xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

Bằng chứng thuộc loại này là những ghi chép của kiểm toán viên hoặc những dẫn chứng dưới hình thức khác như băng ghi âm mà kiểm toán viên có được thông qua cuộc phỏng vấn người quản lý, người thứ ba như: khách hàng, người bán, chủ đầu tư… về những chi tiết có liên quan đến những nhận xét của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Những bằng chứng này có tác dụng chứng minh cho những ý kiến của kiểm toán viên nhưng độ tin cậy không cao bằng hai loại bằng chứng trên. Truy nhiên trong quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ kết hợp nhiều loại bằng chứng để có tính thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 34 - 36)