Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 69 - 71)

2. Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.Kế hoạch kiểm toán tổng thể

2.2.1. Khái niệm

Sau khi kế hoạch kiểm toán chiến lược được duyệt, kiểm toán viên sẽ soạn thảo kế hoạch tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng.

2.2.2. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể

Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, gồm:

* Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

- Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán;

- Các đặc điểm cơ bản của khách hàng, như: Lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước;

- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc.

* Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó;

- Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán;

- Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.

* Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu;

- Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến;

- Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cả những ước tính kế toán.

* Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán: - Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán;

- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán;

- Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập.

* Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

- Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp dưới, như các công ty con, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;

- Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác; - Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán;

- Yêu cầu về nhân sự. * Các vấn đề khác:

- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;

- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm, như sự hiện hữu của các bên có liên quan;

- Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác; - Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.

- Dự trù kinh phí cho kiểm toán,...

Trường hợp công ty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán thì các nội dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thường bao gồm các điều cụ thể:

+ Các bộ phận cần phải kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Những công việc cụ thể phải làm, các phương pháp kiểm toán phải thực hiện.

+ Số kiểm toán viên tham gia, phân công những việc chính (từng bộ phận kiểm toán) cho từng người.

+ Dự trù kinh phí cho kiểm toán.

Quá trình lập kế hoạch chi tiết kiểm toán viên phải lưu ý đến các vấn đề sau:

- Các khoản mục của hợp đồng kiểm toán và mọi trách nhiệm pháp lý. - Nội dung, thời gian của báo cáo hoặc các truyền đạt khác do khách hàng đã được dự kiến trong hợp đồng.

- Ảnh hưởng của các qui định mới về kiểm toán và kế toán đối với việc kiểm toán.

- Xác định các trọng điểm cần đi sâu.

- Xác định mức độ trọng yếu của mục đích kiểm toán.

- Các dữ liệu yêu cầu đặc biệt chú ý chẳng hạn như khả năng có thể xảy ra sai lầm, gian lận hoặc các vụ việc có liên quan đến người thứ 3.

- Độ tin cậy của kiểm toán viên đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

- Khả năng tái hiện các phần nhấn mạnh phải kiểm toán kỹ. - Bản chất, phạm vi của các bằng chứng kiểm toán đã thu được. - Các tư liệu của kiểm toán việc nội bộ có liên quan đến kiểm toán.

- Các tư liệu có liên quan của các kiểm toán viên khác về hoạt động của các chi nhánh, công ty con của doanh nghiệp.

- Ý kiến của các chuyên gia có liên quan.

Kiểm toán viên cần có dẫn chứng bằng tài liệu toàn bộ kế hoạch kiểm toán của mình. Hình thức và quy mô tài liệu này tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của kiểm toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 69 - 71)