Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 57 - 63)

2. Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán

2.3. Phương pháp chọn mẫu

Có hai phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên (xác suất) và chọn phi xác suất.

2.3.1. Phương pháp chọn mẫu xác suất

Theo phương pháp này, các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Chọn xác suất ngẫu nhiên được sử dụng cho cả mẫu thống kê và mẫu phi thống kê.

Các kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên thường được áp dụng là các bảng số ngẫu nhiên, chương trình chọn số ngẫu nhiên và chọn mẫu có tính hệ thống.

a, Bảng số ngẫu nhiên:

Bảng số ngẫu nhiên là một bảng liệt kê ngẫu nhiên các chữ số được lập, được sắp xếp một cách thuận lợi dưới dạng biểu để thuận tiện cho việc chọn các số ngẫu nhiên có nhiều chữ số.

Để sử dụng bảng số ngẫu nhiên, kiểm toán viên phải thực hiện một quy trình gồm bốn bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng một hệ thống đánh số cho tổng thể. Kiểm toán viên phải tiến hành đánh số cho tổng thể nếu tổng thể chưa được đánh số trước, hoặc được đánh số không liên tục, hoặc được đánh số theo các hệ thống khác hệ thống thập phân. Mục đích của việc đánh số là gán cho mỗi phần tử một con số duy nhất.

VD1: Trong năm doanh nghiệp lập ra 1.200 Phiếu chi và được đánh số từ 0001 đến 1200. Tổng thể này được đánh số liên tục, kiểm toán viên không phải đánh số lại tổng thể.

VD2: Trong năm doanh nghiệp lập ra 800 Hoá đơn (HĐ do BTC phát hành).

+ Đợt 1: mua 200 số HĐ được đánh số 0032101 đến số 0032300. + Đợt 2: mua 350 số HĐ từ số 0098551 đến số 0098900

+ Đợt 3: mua 250 số HĐ từ số 0033101 đến số 0033350

Tổng thể này đã được đánh số liên tục nhưng không liên tục trong toàn bộ.

Chọn 100 HĐ để kiểm tra (BSNN), đánh số lại cho tổng thể Hoá đơn. Đợt 1: 0032101-0032300: 001-200

Đợt 2: 0098551-0098900: 201-550. Đợt 3: 0033101-0033350: 551-800.

Bước 2: Xây dựng quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với tổng thể. Tức là thiết lập một sự tương ứng giữa các chữ số của Bảng số ngẫu nhiên với các chữ số của các phần tử trong tổng thể.

Bước 3: Xây dựng một hướng sử dụng bảng. Theo hàng, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Theo cột, từ dưới lên trên, từ phải sang trái.

...

Bước 4: Chọn điểm xuất phát (ban đầu): Điểm xuất phát ban đầu là điểm mà phần tử đầu tiên được chọn và là điểm mà hướng sử dụng bảng được bắt đầu. Điểm xuất phát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Ví dụ 1: Kiểm toán viên chọn ra 100 Phiếu chi để kiểm tra từ một tổng thể có 8000 Phiếu chi được đánh số từ 0001 –8000.

B1: Đã thực hiện.

B2: Bỏ chữ số thứ năm trong bảng số ngẫu nhiên. B3: Theo dòng, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

B4: Chọn điểm dòng 2 cột 1: 22368 - 2236 Sử dụng bảng số ta tìm được kết quả như sau:

Số ngẫu nhiên được chọn Số ngẫu nhiên sử dụng Số hiệu phiếu chi được chọn 22368 46573 25595 30995 ... 2236 4657 2559 3099 2236 4657 2559 3099

Ví dụ 2: (Hoá đơn). Từ 800 HĐ chọn ra 50 HĐ để kiểm tra theo phương pháp BSNN. + Đợt 1: mua 200 số HĐ được đánh số 0032101 đến số 0032300. + Đợt 2: mua 350 số HĐ từ số 0098551 đến số 0098900 + Đợt 3: mua 250 số HĐ từ số 0033101 đến số 0033350 Bước 1: Đánh số tổng thể. Đợt 1: 0032101-0032300: 001-200 Đợt 2: 0098551-0098900: 201-550. Đợt 3: 0033101-0033350: 551-800. Bước 2: Bỏ 2 chữ số: thứ nhất và thứ hai.

Bước 3: Theo cột, từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Bước 4: Chọn điểm xuất phát ban đầu:

Chọn điểm dòng 2 cột 3

Số ngẫu nhiên được chọn Số ngẫu nhiên sử dụng Số hiệu phiếu chi được chọn 25595 22527 06243 ... 595 527 243 0033145 0098877 0098593

Chú ý: Trong quá trình chọn có thể có những phần tử lặp lại, tuỳ thuộc vào quan điểm của kiểm toán viên trong việc sử dụng mẫu lặp hay mẫu không lặp. Thông thường kiểm toán viên chọn mẫu không lặp để tăng tính đại diện của mẫu kiểm toán.

b, Chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính (phần mềm chọn mẫu)

Thông thường, các công ty kiểm toán đều xây dựng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên.

Phương pháp này vẫn tuân thủ hai bước đầu của phương pháp bảng số ngẫu nhiên.

Đầu vào:

Số phần tử của tổng thể.

Số phần tử của mẫu kiểm toán.

Cách thức kết xuất các số ngẫu nhiên được chọn: Sắp xếp theo thứ tự các số ngẫu nhiên được xếp.

Sắp xếp các số ngẫu nhiên được chọn theo thứ tự tăng dần Đầu ra: Các số ngẫu nhiên được chọn.

c, Chọn mẫu có hệ thống

Trong quá trình chọn mẫu có hệ thống, kiểm toán viên xuất phát từ một điểm ngẫu nhiên rồi lựa chọn các phần tử cách nhau một khoảng đã xác định trước. Khoảng cách này được xác định bằng cách chia số phần tử của tổng thể cho số phần tử mong muốn của mẫu kiểm toán.

Từ tổng thể có 800 HĐ chọn ra 50 HĐ theo PP chọn mẫu có hệ thống để kiểm tra. Khoảng cách: 800/50=16 Chọn ngẫu nhiên HĐ 0032109, HĐ 0032125 HĐ 0032141 HĐ 0032157 ...

Ví dụ 2: Chọn 17 Phiếu thu để kiểm tra từ một tổng thể có 100 Phiếu thu. Khoảng cách: 100/17= Chọn khoảng cách 5

Tổng thể: 001-100: 003, 008, 013, 018... 0003, 009, 015, 021

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất, các phần tử của tổng thể không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu, mà kiểm toán viên sẽ quyết định phần tử nào được chọn vào mẫu. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất chỉ được áp dụng trong lấy mẫu phi thống kê, không được chấp nhận trong lấy mẫu thống kê.

Có ba phương pháp chọn mẫu phi xác suất phổ biến là, chọn theo lô (khối), lấy mẫu tình cờ và lấy mẫu theo xét đoán.

a, Chọn theo lô (khối)

Chọn theo khối là chọn một số phần tử liên tiếp nhau. Khi một phần tử đầu tiên của khối đã được chọn thì các phần tử còn lại của khối sẽ tự động được chọn vào mẫu.

Ví dụ: KTV chọn 100 Phiếu xuất kho để kiểm tra từ một tổng thể có 2400 Phiếu xuất kho được đánh số từ 0001 đến 2400.

Chọn 1 khối từ 0008 đến 0107 Chọn 1 khối từ 1000-1099.

Giả sử các Phiếu xuất kho được lập ra một cách đều đặn trong năm. Mẫu kiểm toán chủ yếu phiếu xuất kho của tháng 1.

Để tăng tính đại diện của mẫu kiểm toán, kiểm toán viên có thể chia tổng thể thành nhiều tổng thể con, và chia mẫu kiểm toán thành nhiều khối. Từ mỗi tổng thể con chọn ra 1 khối. ít nhất là 9 tổng thể con, Mẫu kiểm toán có 9 khối.

Chia tổng thể 2400 Phiếu xuất kho thành 10 tổng thể con, chia mẫu kiểm toán 100 Phiếu xuất kho thành 10 khối, mỗi khối có 10 Phiếu xuất kho. Từ mỗi tổng thể con (240 Phiếu xuất kho) chọn ra 1 khối có 10 Phiếu xuất kho.

TT1: 0001-0240: 0009-0018 (10 Phiếu xuất kho) TT2: 0241-0480: 0286-0295 (10 Phiếu xuất kho) TT3: 0481-0720: 0701-0710 (10 Phiếu xuất kho) TT4: 0721-0960: 0800-0809 (10 Phiếu xuất kho). TT5: 0961-1200: 1111-1120 (10 Phiếu xuất kho) ...

b, Chọn mẫu "tình cờ"

Cách chọn này được thực hiện bằng cách kiểm toán viên nghiên cứu lướt qua tổng thể và lựa chọn các phần tử của mẫu, mà không xét đến quy mô (số tiền), nguồn gốc và các đặc điểm phân biệt khác của chúng.

c, Chọn mẫu theo xét đoán

Theo phương pháp này, kiểm toán viên chọn mẫu hoàn toàn dựa trên cơ sở xét đoán của mình. KTV phải có sự am hiểu sâu nghiệp vụ của khách hàng.

Chú ý:

- Nếu có nhiều loại trong phạm vi kiểm tra thì mỗi loại đều nên có mặt trong mẫu kiểm toán.

- Nếu nghiệp vụ liên quan đến nhiều người thì nghiệp vụ của mỗi người nên có trong mẫu kiểm toán.

CHƯƠNG 4: TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN Mã chương: KT04

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức chung về trình tự các bước kiểm toán và cách thức giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính. Từ đó vận dụng vào thực tiễn kiểm toán trong các doanh nghiệp.

Mục tiêu:

- Trình bày được các công việc kiểm toán viên cần làm trong khâu chuẩn bị kiểm toán;

- Trình bày được các công việc kiểm toán viên cần làm trong từng bước kiểm toán;

- Vận dụng để xây dựng trình tự các bước cho 1 cuộc kiểm toán; - Xác định được các sự kiện phát sinh và giải quyết các sự kiện đó;

- Nghiêm túc, chủ động trong quá trình nghiên cứu, học tập.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)