Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 38 - 42)

5. Bằng chứng kiểm toán

5.4.Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

5.4.1. Kiểm tra

Kiểm tra là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, số liệu có liên quan đến việc kiểm tra các tài sản hữu hình.

a, Kiểm tra tài liệu

Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, đối chiếu các chứng từ, sổ kế toán có liên quan sẵn có trong đơn vị. Phương pháp này được áp dụng đối với hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, sổ kế toán, báo cáo tài chính… Phương pháp này được tiến hành theo 2 cách:

Thứ nhất, từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ sở cho kết luận cần khẳng định.

Thứ hai, kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách. Qúa trình này có thể được tiến hành theo 2 hướng:

- Từ chứng từ gốc phản ánh vào sổ kế toán: Khi muốn chứng minh rằng nghiệp vụ phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ.

- Từ sổ kế toán kiểm tra ngược về chứng từ gốc: Khi muốn thu thập bằng chứng về tính có thật của các nghiệp vụ được ghi sổ.

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường là sẵn có, do vậy chi phí để thu thập bằng chứng thấp hơn so với các kỹ thuật khác. Tuy nhiên, kiểm tra tài liệu cũng có những hạn chế nhất định. Việc kiểm tra cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tùy thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Giá trị của các bằng chứng kiểm toán thường được đánh giá giảm dần theo “độ dốc” về tính khách quan của nguồn thu thập bằng chứng. Trong trường hợp bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp, các tài liệu này có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sự kiểm tra, xác minh bằng các phương pháp kỹ thuật khác.

b, Kiểm tra vật chất

Kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có hình thái vật chất cụ thể như hàng tồn kho, TSCĐHH, tiền mặt…

Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hữu hiệu của tài sản nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và

giá trị tài sản đó. Kiểm tra vật chất đối với tài sản có hình thái vật chất do đó đi kèm với bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu tài sản và giá trị tài sản đó.

5.4.2. Quan sát

Quan sát là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện.

Ví dụ: Kiểm toán viên quan sát kiểm kê thực tế, quan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành như hàng nhập kho kiểm toán viên có thể đi thị sát hiện trường đang hoạt động của đơn vị được kiểm toán để có ấn tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát mức độ cũ, mới cũng như sự vận hành của máy móc, quan sát các thủ tục kiểm soát do cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị…

Kỹ thuật quan sát rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán và bằng chứng thu được rất đáng tin cậy.

Tuy nhiên, bản thân bằng chứng thu được từ kỹ thuật quan sát chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với kỹ thuật khác. Kỹ thuật này chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi công việc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn có được thực hiện ở các thời điểm khác hay không.

5.4.3. Điều tra

Điều tra là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên nhuwgnx thông tin chưa có hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có.

Ví dụ: Phỏng vấn khách hàng về những thủ tục kiểm soát hoặc hỏi nhân viên về việc thực hiện các thủ tục này.

Việc thu thập bằng chứng qua điều tra thường gồm 3 giai đoạn:

- Lập kế hoạch phỏng vấn: Kiểm toán viên phải xác định được mục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm phỏng vấn…

- Thực hiện phỏng vấn: Kiểm toán vên giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đổi về những nội dung cần phỏng vấn đã xác định và ghi chép lại kết quả phỏng vấn và yêu cầu người được phỏng vấn ký xác nhận về nội dung được phỏng vấn.

- Kết thúc phỏng vấn: Kiểm toán viên cần đưa ra kết luận trên cơ sở thông tin đã thu thập được.

Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về bằng chứng thu thập được.

Ưu điểm của kỹ thuật phỏng vấn sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng mới, hoặc giúp thu thập những thông tin phản hồi để củng cố ý kiến của kiểm toán viên. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này là độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan, chất lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết và tính độc lập, khách quan cuẩ người được hỏi.

5.4.4. Xác nhận

Xác nhận là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán.

Ví dụ: Khi các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì kiểm toán viên phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu.

Sự xác nhận trực tiếp sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy về sự hiện hữu của các khoản phải thu và tính chính xác của các số dư. Tuy nhiên, sự xác nhận này thông thường chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng về khả nawgn thu hồi các khoản phải thu hoặc còn các khoản phải thu khác không được hạch toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thư yêu cầu xác nhận nợ phải thu do kiểm toán viên gửi, trong đó nói rõ sự ủy quyền của đơn vị được kiểm toán và cho phép khách nợ trực tiếp cung cấp thông tin cho kiểm toán viên.

Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục thay thế hoặc phải tiếp tục điều tra, phỏng vấn khi:

- Không nhận được thư phúc đáp

- Thư phúc đáp xác nhận số nợ khác số dư của đơn vị được kiểm toán - Thư phúc đáp có ý kiến khác

Sau khi thực hiện các thủ tục thay thế hoặc tiếp tục điều tra, phỏng vấn, nếu vẫn không có đủ bằng chứng tin cậy hoặc không thể thực hiện được thủ tục thay thế, thì sự khác biệt được coi là sai sót.

5.4.5. Tính toán

Tính toán là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên.

Kỹ thuật tính toán này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt số học. Do đó, kỹ thuật này thường được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác như kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất, quy trình phân tích… trong quá trình thu thập bằng chứng.

5.4.6. Quy trình phân tích

Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch so với giá trị đã dự kiến. Đây là một kỹ năng bao trùm nhất của việc khai thác bằng chứng kiểm toán.

Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính như: - So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị

- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị cùng ngành và có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và các thông tin không có tính chất tài chính.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN Mã chương: KT03

Giới thiệu:

Trang bị cho người học những kiến thức chung các phương pháp kiểm toán, kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán. Từ đó vận dụng vào thực tiễn kiểm toán trong các doanh nghiệp.

Mục tiêu:

- Trình bày được các phương pháp kiểm toán; - Trình bày được kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán;

- Trình bày được một số kỹ thuật kiểm toán đặc thù trong kiểm toán hoạt động;

- Vận dụng các phương pháp kiểm toán vào tình huống cụ thể; - Xác định được mẫu kiểm toán trong các trường hợp cụ thể;

- Vận dụng các kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán hoạt động vào thực tế;

- Nghiêm túc, chủ động trong quá trình nghiên cứu, học tập.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 38 - 42)