Xây dựng chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 71 - 72)

2. Lập kế hoạch kiểm toán

2.3. Xây dựng chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán: là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Nói cách khác, lập chương trình kiểm toán là việc hoạch định chi tiết về những công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành, với trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cụ thể cần thực hiện đối với một đối tượng kiểm toán cụ thể. Một chương

trình kiểm toán phù hợp sẽ giúp cho kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp với chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán hợp lý.

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Việc thiết kế các thử nghiệm đều gồm 4 nội dung:

- Thủ tục kiểm toán cụ thể cần sử dụng: đây là những hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong khi tiến hành kiểm toán. Thủ tục kiểm toán cụ thể được xác định trên cơ sở mục tiêu kiểm toán, việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên. Ví dụ: để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của hàng tồn kho gửi tại kho công cộng, kiểm toán viên có thể chỉ cần yêu cầu xác nhận của đơn vị kinh doanh kho công cộng, hoặc nếu thận trọng hơn thì kiểm toán viên yêu cầu phảI được chứng kiến kiểm kê số hàng trên.

- Quy mô mẫu chọn

- Khoản mục cá biệt được chọn - Thời gian thực hiện

Nói chung, việc xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán là một vấn đề thuộc về xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên căn cứ vào mức trọng yếu được thiết lập và mức rủi ro được đánh giá. Trong công việc này, một mặt kiểm toán viên phảI thận trọng để đảm bảo hợp lý về khả năng phát hiện các sai lệch trọng yếu, nhưng mặt khác cũng phảI cân nhắc về chi phí và thời gian để tối ưu hoá chi phí của cuộc kiểm toán. Điều này không chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của kiểm toán viên , mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của đối tượng kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán được duy trì trong suốt quá trình làm kiểm toán. Tuy nhiên, khi có những thay đổi về điều kiện, hoặc có các hậu quả ngoài dự kiến của phương pháp kiểm toán cũng có thể dẫn đến việc xem xét lại kế hoạch và chương trình kiểm toán. Khi có các biến động lớn dẫn đến điều chỉnh kế hoạch kiểm toán phải được dẫn chứng bằng tài liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)