Lý do lấy mẫu kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 56 - 57)

2. Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán

2.2. Lý do lấy mẫu kiểm toán

Trong quá trình thực hiện kiểm toán thông qua mẫu kiểm toán, kiểm toán viên chấp nhận những điều không chắc chắn nào đó trong kết quả của phép thử kiểm toán vì những lý do:

- Kiểm toán viên không tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối của toán học.

- Bằng chứng thu được từ mẫu kiểm toán chỉ là một trong những nguồn bằng chứng của kiểm toán viên.

- Việc kiểm tra toàn bộ (100%) tổng thể có thể vẫn chưa cung cấp được sự chắc chắn tuyệt đối, vì có thể có những nghiệp vụ và số liệu không được ghi chép.

- Chi phí cho việc kiểm tra toàn bộ một số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ là không kinh tế. Tính kinh tế của kiểm toán là một vấn đề, mà các kiểm toán viên đặc biệt là kiểm toán viên độc lập phải quan tâm.

Vì những lý do trên, mẫy kiểm toán được sử dụng một cách thông dụng và phổ biến và kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán có vị trí đặc biệt quan trọng trong kiểm toán hiện đại.

Kiểm toán viên có thể quyết định kiểm tra toàn bộ các phần tử cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ (hoặc một nhóm trong tổng thể). Kiểm tra 100% phần tử ít được áp dụng trong thử nghiệm kiểm soát nhưng thường được áp dụng trong thử nghiệm cơ bản. Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau:

+ Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của từng phần tử lớn;

+ Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp;

+ Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí;

+ Đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu kiện tụng, tranh chấp; + Theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)