Thực hành kiểm toán là giai đoạn kiểm toán viên triển khai thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán.
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ. - Kiểm tra các bộ phận của báo cáo tài chính.
- Phân tích đánh giá.
3.1. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán
3.1.1. Nghiên cứu các quy chế kiểm soát nội bộ bao gồm
+ Thẩm định lại các nhân viên ở các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.
+ Tham khảo các tài liệu mô tả các phương pháp công việc và sơ đồ lưu chuyển.
+ Thu thập các hiểu biết về qui định mà kiểm toán viên xác định là quan trọng đối với công việc kiểm toán.
Kiểm toán viên cần kiểm tra xem xét những quy chế kiểm soát nội bộ nào đã áp dụng trong kỳ có thể tin cậy được. Nếu có những qui chế kiểm soát nội bộ khác nhau thì kiểm toán viên cần nghiên cứu cụ thể từng quy chế kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viên cũng có thể quyết định không dựa vào các hệ thống kiểm soát nội bộ cá biệt nếu như:
+ Các qui chế kiểm soát này có nhiều thiếu sót hoạt động của chúng không đảm bảo cung cấp được các thông tin hoàn chỉnh, chính xác do hệ thống kế toán xử lý.
+ Kết quả đạt được của các quy chế kiểm soát nội bộ chưa phù hợp với yêu cầu để có thể tin cậy được.
3.1.2. Nghiên cứu, đánh giá hệ thống kế toán
Công việc kiểm tra hệ thống kế toán thường bao gồm các mặt chủ yếu sau:
* Việc tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán: + Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
+ Phân công nhân viên kế toán: kiêm nhiệm bất hợp lý.
+ Mức độ điện toán trong tổ chức kế toán:thủ công, phần mềm máy vi tính.
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng.
* Việc lập, luân chuyển, xử lý và bảo quản chứng từ kế toán. + Các loại chứng từ kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
+ Trình tự, thủ tục lập và luân chuyển chứng từ. + Việc bảo quản chứng từ kế toán.
* Việc tổ chức hệ thống sổ và phương pháp ghi sổ kế toán. + Hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng.
+ Các loại sổ kế toán mà doanh nghiệp phải mở.
+ Các thủ tục liên quan đến việc mở sổ, ghi sổ, chữa sổ, khoá sổ.
+ Việc kiểm tra, đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết với tổng hợp, giữa thực tế với sổ kế toán...có được thực hiện thường xuyên hay không.
+ Việc bảo quản sổ kế toán.
* Việc sử dụng các tài khoản kế toán. + Hệ thống TKKT doanh nghiệp sử dụng. + Các TK mà doanh nghiệp sử dụng.
+ Nội dung, phương pháp hạch toán của từng TK. ...
* Việc lập và gửi báo cáo kế toán.
+ Danh mục các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp phải lập và gửi. + Nội dung, phương pháp lập các báo cáo.
+ Thời hạn lập và gửi báo cáo kế toán.
3.2. Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính
3.2.1. Giới thiệu các phần hành kiểm toán của Báo cáo tài chính
Để kết luận toàn diện về báo cáo tài chính, kiểm toán phải tiến hành kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính. Thông thường, việc tiến hành kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng cách phân chia thành các phần hành kiểm toán báo cáo tài chính. Tuỳ thuộc vào quan điểm, định hướng của công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng như đặc thù của đơn vị được kiểm toán mà các công ty kiểm toán phân chia thành các phần hành kiểm toán phù hợp. Các phần hành kiểm toán thường được phân chia bao gồm:
- Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền. - Kiểm toán các khoản phải thu.
- Kiểm toán hàng tồn kho.
- Kiểm toán tài sản ngắn hạn khác. - Kiểm toán tài sản cố định hữu hình.
- Kiểm toán tài sản cố định vô hình và tài sản khác. - Kiểm toán các khoản phải trả.
- Kiểm toán chi phí phải trả. - Kiểm toán nợ dài hạn. - Kiểm toán vốn chủ sở hữu. - Kiểm toán doanh thu.
- Kiểm toán giá vốn hàng bán.
- Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kiểm toán thu nhập và chi phí khác...
3.2.2. Nội dung kiểm toán phần hành kiểm toán
- Bản chất của nhóm tài khoản. Mô tả bản chất chung của nhóm tài khoản chủ yếu của phần hành kiểm toán. Chẳng hạn, khi kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền, kiểm toán viên phải nắm được bản chất của nhóm tài khoản này: Các tài khoản tiền và tương đương tiền phản ánh giá trị và lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng mà doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Các khoản tương đương tiền là những chứng từ có giá, rất dễ dàng chuyển hoá thành tiền để đưa vào lưu thông, như các chứng khoán, cố phiếu, trái phiếu, ngân phiếu v.v.
- Mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán viên phải căn cứ vào các cơ sở dẫn liệu và đặc thù của các nghiệp vụ, các tài khoản của từng phần hành kiểm toán để xác định các mục tiêu kiểm toán phù hợp. Mục tiêu kiểm toán sẽ quyết định đến các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ thực hiện.
- Hướng kiểm tra. Thông thường, trong kiểm toán bất kỳ phần hành nào, kiểm toán viên cũng sẽ tiến hành kiểm toán theo hai hướng: từ tổng hợp đến chi tiết (Báo cáo tài chính, sổ kế toán, chứng từ kế toán; hoặc ngược lại từ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhóm tài khoản mà kiểm toán viên có thể ưu tiên hoặc thiên về kiểm tra theo một hướng nhất định.
- Các sai sót tiềm tàng có liên quan, nguyên nhân gây ra và các thủ tục kiểm toán. Kiểm toán viên phải luôn xác định được các sai sót tiềm tàng gây ra và nguyên nhân của nó để xác định và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp. - Các hồ sơ tài liệu, và giấy tờ làm việc cần thu thập. Để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập được các chứng từ, tài liệu và các giấy tờ làm việc của mình. Các tài liệu, chứng từ, giấy tờ làm việc sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán.
Căn cứ vào mục tiêu kiểm toán và các sai sót tiềm tàng để kiểm toán viên xác định các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết một cách phù hợp.
Kết thúc kiểm toán từng phần hành, trợ lý kiểm toán hoặc kiểm toán viên tiến hành cuộc kiểm toán sẽ lập các bút toán điều chỉnh (nếu có), đồng thời lập các bút toán cho bản Ghi chú của báo cáo tài chính (Thuyết minh Báo cáo tài chính).
3.3. Phân tích đánh giá
Trong quá trình kiểm tra thu thập các bằng chứng kiểm toán và nhất là khi kết thúc việc kiểm tra các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến các bộ phận của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải tiến hành việc phân tích đánh giá các thông tin tài chính thu nhận đươc