Phương pháp kiểm toán cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 42 - 51)

1. Phương pháp kiểm toán

1.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản

Phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp (thông tin đã được lượng hoá)

Đặc trưng cơ bản của phương pháp kiểm toán cơ bản là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào các số liệu, các thông tin trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị.

1.2.2. Các phương pháp kiểm toán cơ bản a, Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát

Phân tích đánh giá tổng quát là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính để xác định tính hợp lý của một đối tượng kiểm toán cụ thể. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong các thông tin tài chính tổng quát của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu tỷ suất lợi nhuận thay đổi từ 30% của năm trước sang 10% năm nay thì đó là một sự thay đổi lớn mà kiểm toán viên phải quan tâm. Sự thay đổi có thể là khách quan (thay đổi giá, loại hình kinh doanh, thay đổi sản phẩm...) cũng có thể do sai sót trong tính toán hoặc có thể là do sự gian lận của các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp là:

* Phân tích ngang: Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu - So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc với số liệu bình quân của một số kỳ trước.

- So sánh số liệu thực tế với số liệu trong giấy phép đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, dự toán chi phí...

- So sánh số liệu ghi sổ với định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật... Ví dụ so sánh kết cấu vật liệu mà đơn vị ghi sổ đối với một công trình xây dựng cơ bản nào đó với kết cấu chuẩn mà ngành xây dựng đã thiết lập hoặc so sánh công suất hoạt động thực tế của dây truyền với công suất thiết kế của nó...

- So sánh số liệu của đơn vị với các đơn vị tương tự (cùng ngành, cùng loại hình, cùng lãnh thổ và có quy mô tương đương...), hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân trong ngành.

- So sánh số liệu của đơn vị với con số ước tính của kiểm toán viên. Ví dụ: kiểm toán viên căn cứ trên tổng số sản phẩm làm ra với đơn giá nhân công để ước tính chi phí nhân công trực tiếp. Con số này sẽ được đem so sánh với con số ghi sổ của đơn vị. Nếu có chênh lệch trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục để xác định nguyên nhân.

Thủ tục phân tích ngang dễ thực hiện với nguồn số liệu sẵn có nên chi phí thực hiện thấp. Việc so sánh giúp cho kiểm toán viên thấy được sự biến động không bình thường. Trên cơ sở đó kết hợp với các thông tin định tính hoặc định lượng khác kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của đối tượng hoặc chỉ ra biến động đó là bất thường. Tuy vậy phân tích ngang không thể hiện được mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu đó dẫn đến nhận xét không toàn diện và tổng hợp.

* Phân tích dọc: được thực hiện bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau. Ví dụ như:

- Phân tích tỷ suất: Đối với đối tượng kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính, kiểm toán viên thường sử dụng nhiều tỷ suất tài chính thông dụng như: các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán, nhóm tỷ suất phản ánh khả năng sinh lời, nhóm tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán...

- Phân tích tỷ trọng: Kiểm toán viên có thể dựa vào tỷ trọng của các yếu tố cấu thành của đối tượng để xác định các trọng tâm, xác định những dấu hiệu bất thường. Ví dụ: Tỷ trọng của TSCĐ trong doanh nghiệp thương mại A trong tổng số Tài sản quá lớn so với một doanh nghiệp loại này.

Tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của các kiểm toán viên để có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích khác nhau. Thông thường, các chỉ tiêu phân tích bao gồm:

- Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán, gồm có: + Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời:

Đây là tỷ suất khả năng thanh toán thông dụng nhất. Công thức tính:

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất này đo lường khả năng thanh toán, xem tổng tài sản ngắn hạn gấp bao nhiêu lần nợ ngắn hạn phải trả.

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển đổi thanh tiền trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, ứng và trả trước, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Tổng số nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ dưới một năm kể từ ngày lập báo cáo tài chính, gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả nhà cung cấp, phải trả ngân sách, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ và các khoản phải trả, phải nộp khác... Khi tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời bằng một nghĩa là tài sản ngắn hạn vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn.

Để đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạn, vừa tiếp tục hoạt động được, tỷ suất này bằng hai (2) được xem là hợp lý, tỷ suất cao hơn hai (2) có thể xem là đang dư thừa tài sản ngắn hạn.

+ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh mô tả khả năng thanh toán tức thời với tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá ngay thành tiền. Công thức tính:

Tỷ suất này bằng 1 là thoả đáng.

Tỷ suất này >1, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ suất này <1, doanh nghiệp càng có khó khăn trong thanh toán công nợ ngắn hạn.

+ Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn. Công thức tính:

TS khả năng thanh toán

dài hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng số nợ phải trả

Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn không những có ý nghĩa đối với việc đánh giá khả năng thanh toán mà còn có tác dụng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp để có ý kiến nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán. Tỷ suất này càng lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

+ Số vòng thu hồi nợ:

Trong đó:

Số dư các khoản Số dư CKPT đầu năm + Số dư CKPT cuối năm phải thu bình =

quân 2

Nếu lấy một niên độ là 365 ngày để tính thì thời gian thu hồi nợ 1 vòng là: 365 chia (/) số vòng thu hồi nợ

+ Số vòng luân chuyển hàng tồn kho:

Một vòng luân chuyển hàng tồn kho được tính từ lúc xuất tiền mua hàng cho đến khi bán hàng thu lại được tiền. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cho biết một năm hàng hoá luân chuyển được mấy lần. Số vòng luân chuyển càng nhiều, thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn. Công thức tính:

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Số dư hàng tồn kho bình quân

Cách tính số dư tồn kho bình quân tương tự như các khoản phải thu bình quân.

Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho =

365 ngày

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

- Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời, gồm: Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản.

Tỷ suất này dùng để đo lường tiền lãi do tài sản mang lại. Công thức tính:

Tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản =

LN kế toán trước thuế + CP lãi vay Tổng giá trị tài sản bình quân

Do tổng tài sản được tài trợ từ các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nên chi phí tiền lãi (thu nhập người cho doanh nghiệp vay) phải được cộng vào lãi kinh doanh của doanh nghiệp để tính tỷ suất này.

+ Tỷ suất hiệu quả kinh doanh

Tỷ suất này cho biết cứ một đơn vị doanh nghiệp thuần mang lại bao nhiêu tiền lãi cho doanh nghiệp. Công thức tính:

Tỷ suất hiệu quả kinh

doanh =

LN thuần từ hoạt động kinh doanh DT thuần về bán hàng và cc dv

Để đánh giá tỷ suất này, ngoài việc so sánh giữa các năm hoặc tỷ suất dự kiến nhằm thấy rõ chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xem xét tính chấy của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Ngoài hai tỷ suất chủ yếu nêu trên, đối với các công ty cổ phần, kiểm toán viên còn có thể sử dụng thêm tỷ suất vốn cổ phần thường, tỷ suất cổ tức... để phân tích đánh giá thêm.

- Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính

Thông qua nhóm tỷ suất này ngoài việc phân tích sự bất thường, kiểm toán viên còn có thể nhìn thấy những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu và có thể dẫn dắt các nhà quản lý đến sai phạm. Đồng thời có thể xem xét thêm khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư dùng để đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá trình độ trang bị máy móc, thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Công thức tính:

Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng số tài sản

Tỷ suất này luôn luôn nhỏ hơn 1 và mức độ cao thấp của nó tuỳ theo doanh nghiệp hoạt động trong ngành nào, lĩnh vực nào. Tỷ suất này càng lớn càng chứng tỏ vị trí quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Thông thường, tỷ suất đầu tư được coi là hợp lý trong từng ngành nếu đạt được mức cụ thể sau: Công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí, tỷ suất này khá cao, khoảng 0,9 (90%); công nghiệp luyện kim, khoảng 0,7 (70%); công nghiệp chế biến thực phẩm: khoảng 0,1 đến 0,3.

Tỷ suất nợ được tính bằng cách so sánh nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Công thức tính

Tỷ suất nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Hoặc có thể dùng tỷ suất tài trợ ngược với tỷ suất nợ để đánh giá:

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn Tỷ suất tài trợ = 1 – tỷ suất nợ.

Tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ, hoặc những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu. Tỷ suất tài trợ càng lớn, càng chứng tỏ đơn vị có nhiều vốn tự có, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu, không phải lo lắng nhiều trong việc vay và trả nợ.

+ Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn. Công thức tính:

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ và đầu tư dài hạn

Tỷ suất này cho biệt nguồn vốn chủ sở hữu đã dùng vào tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ đầu tư dài hạn để hoạt động. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ mặt trái ở đây là tài sản cố định chu chuyển chậm, nếu đầu tư quá nhiều nguồn vốn chủ sở hữu và mua sắm TSCĐ thì sẽ bất lợi vì lợi nhuận trong kinh doanh thu được chủ yếu do chu chuyển các tài sản lưu động.

+ Tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ suất này phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh do sử dụng vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay. Công thức tính:

Tỷ suất khả năng thanh

toán lãi vay =

Tổng lợi nhuận trước thuế + CP lãi vay CP lãi vay

Tác dụng:

Phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát có thể có hiệu lực trong việc nhận dạng những sai sót của báo cáo tài chính và có thể áp dụng trong ba giai đoạn của quá trình kiểm toán:

- Trong giai đoạn lập kế hoạch của một hợp đồng kiểm toán, phương pháp này sẽ giúp cho kiểm toán viên nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện và xác định tính chất bất thường một cách nhanh chóng để định hướng và xác định phạm vi kiểm toán, rút ngắn được thời gian kiểm toán.

- Trong giai đoạn thực hiện một hợp đồng kiểm toán:

Trong giai đoạn này, phương pháp phân tích được sử dụng như một phương pháp kiểm tra cơ bản, nhằm thu thập các bằng chứng để chứng minh (củng cố thêm) cho một cơ sở dẫn liệu cá biệt, có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó.

- Trong giai đoạn hoàn thành, đánh giá kết luận một hợp đồng kiểm toán, các kết luận rút ra từ kết quả áp dụng phương pháp phân tích sẽ củng cố cho các kết luận đã hoàn thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính và giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về tính hợp lý của thông tin tài chính.

Trong thực tế kiểm toán, các kỹ thuật phân tích cụ thể được kết hợp hài hoà với nhau trong 3 nội dung: dự đoán, so sánh, đánh giá. Cụ thể:

- Dự đoán: là việc kiểm toán viên thực hiện các con tính độc lập để đưa ra ước tính về một thông tin định lượng nào đó như ước tính về số dư tài khoản, giá trị của một chỉ tiêu cụ thể, tỷ suất, hoặc xu hướng...

- So sánh: Kiểm toán viên đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu ước tính. - Đánh giá: Khi phát hiện chênh lệch trong quá trình so sánh, kiểm toán viên sẽ sử dụng nhiều thông tin tài chính cũng như phi tài chính (thu thập được bằng nhiều kỹ thuật khác nhau) để phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về chênh lệch. Đây là công việc mang nặng tính phán xét nghề nghiệp chủ quan của kiểm toán viên.

Việc sử dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán được sử dụng rất phổ biến vì ưu điểm của các kỹ thuật này về mặt kinh tế là tương đối đơn giản trong thực hiện, nguồn số liệu, dữ liệu thường có sẵn hoặc dễ dàng thu thập nên việc thực hiện tốn ít thời gian, chi phí. Trong khi đó kết quả phân tích giúp kiểm toán viên có bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý của thông tin, đánh giá được tổng thể

mà không bị sa vàơ các nghiệp vụ cụ thể. Trong kiểm toán, phạm vi sử dụng của các thủ tục rất rộng. Kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục phân tích trong suốt quy trình kiểm toán của mình.

Như vậy, thủ tục phân tích rất được kiểm toán viên ưa chuộng trong thực hành kiểm toán để đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế của kiểm toán. Tuy nhiên, khi áp dụng các kỹ thuật này, kiểm toán viên cần lưu ý:

- Đảm bảo tính có thể so sánh được của thông tin.

- Đảm bảo là việc đánh giá kết quả phân tích do kiểm toán viên có đủ năng lực cần thiết về kiến thức và kinh nghiệm.

b, Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản

* Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là phương pháp kiểm toán cổ điển và truyền thống. Đó là việc kiểm toán viên kiểm tra chi tiết một số ít hay toàn bộ nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)