Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 36 - 38)

5. Bằng chứng kiểm toán

5.3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

5.3.1. Sự thích hợp

Sự thích hợp là yêu cầu của bằng chứng kiểm toán thể hiện chất lượng hay mức độ đáng tin cậy của bằng chứng. Bằng chứng kiểm toán được xem là có giá trị khi nó đảm bảo các đặc điểm chủ yếu sau:

- Phù hợp: Bằng chứng kiểm toán phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán mà kiểm toán viên đã xác định. Tùy theo mục tiêu kiểm toán mà thu thập bằng chứng để chứng minh cho chúng.

- Nguồn gốc của bằng chứng: Các bằng chứng được cung cấp từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp thì đáng tin cậy hơn bên trong doanh nghiệp.

- Mức độ khách quan: Các bằng chứng có tính khách quan đáng tin cậy hơn những bằng chứng cần phải có sự phân tích, phán xét thì mới đưa đến kết luận đúng hay sai.

- Bằng chứng do kiểm toán viên thu thập trúc tiếp hay gián tiếp. Các bằng chứng do kiểm toán viên trực tiếp thu thập được thông qua việc xem xét, quan sát, tính toán, điều tra thực tế sẽ có giá trị cao hơn nếu chỉ dựa vào tài liệu, thông tin do doanh nghiệp hoặc người khác cung cấp.

- Bằng chuwgns thu nhận trong doanh nghiêp có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ có độ tin cậy cao hơn trong doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.

- Bằng chứng được cung cấp do những cá nhân có đủ trình độ chuyên môn sẽ được đánh giá cao hơn do cá nhân hoặc kiểm toán viên có trình độ chuyên môn thấp.

5.3.2. Sự đầy đủ

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự đầy đủ và thích hợp luân đi liền với nhau và đước áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Đây là tiêu chuẩn thể hiện số lượng bằng chứng kiểm toán; thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Thông thường kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn.

Bằng chứng kiểm toán thường được thu từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu. Đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc và tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm ràng của toàn bộ báo cáo tài chính, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát, tính trọng yếu của khoản mục kiểm tra, kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước, kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các

sai sót, gian lận đã được phát hiện, nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu thông tin…

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán (nghề kế toán doanh nghiệp) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)