Nhân tố khác thuộc môi tường của KBNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 31 - 36)

Thứ nhất, cơ chế chính sách và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thường xuyên thay đổi và không đồng bộ. Trước

năm 2003, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB cao nhất mới là Nghị định của Chính phủ, nhưng lại không đầy đủ và đồng bộ, nhiều văn bản quy định không sát với thực tế. Năm 2003, Quốc hội ban hành Luật Xây dựng và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004; năm 2005 Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2006. Mặc dù có nhiều đổi mới trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, nhưng các luật này chỉ là luật khung. Để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn. Sau đó, các bộ, ngành lại ban hành các thông tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện nghị định. Nên phần nào đã giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật. Cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Hiện nay văn bản cao nhất hướng dẫn về quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính. Như vậy chưa đảm bảo có một nền tảng pháp lý đủ mạnh để các thành phần kinh tế, các chủ thể có quan hệ với NSNN phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện các quy định liên quan đến thực hiện cam kết chi. Điều đó đòi hỏi cam kết chi và kiểm soát cam kết chi phải được quy định bởi các văn bản pháp quy ở mức cao (Luật, Nghị định ); đồng thời hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành phải đầy đủ, toàn diện và liên tục được cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho hoàn thiện.

Thứ hai, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên thị trường giá cả thường xuyên biến động, việc xây dựng và công bố đơn giá của các cơ quan Nhà nước thường thấp hơn nhiều so với thị trường. Chính vì vậy việc xác định đơn giáđiều chỉnh của các hợp đồng xây dựng thực hiện theo đơn giá

biến của các hợp đồng trọn gói thường chủ đầu tư và các nhà thầu không thể căn cứ vào thông báo giá của các cơ quan nhà nước mà phải căn cứ vào chứng từ, hoá đơn thực tế. Việc rà soát, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ hoá đơn rất khó khăn và phức tạp do đó mất nhiều thời gian cho việc xác định đơn giá điều chỉnh, khó khăn trong việc quản lý chi phí dự án và hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

Việc xác định giá đất để đền bù GPMB thường thấp, dẫn đến nhiều dự án vướng mắc về công tác đền bù GPMB, làm cho tiến độ, hiệu quả của dự án không đạt được so với mục tiêu đề ra, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB không thực hiện được gây lãng phí vốn đầu tư.

Thứ ba, công tác phân bổ kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của các bộ, địa phương có tác động lớn đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước. Nếu việc phân bổ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm theo Luật Ngân sách của Kho bạc Nhà nước đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.

Ngược lại, nếu công tác này thiếu chính xác, nguồn vốn của ngân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng công trình xây dựng bị giãn tiến độ hoặc phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư, gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán và quyết toán vốn đầu tư hàng năm của Kho bạc Nhà nước Thứ tư, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiếm soát chi đầu tư XDCB.

Nếu tuân thủ các quy định của nhà nước nó sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi, thanh toán nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển.

tuân thủ chế độ quy định dẫn đến dự án đầu tư phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế nhiều lần làm cho dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không phát huy hiệu quảnhư mục tiêu ban đầu. Điều này cũng gây khó khăn cho Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát thanh toán vì phải kiểm soát, theo dõi, cập nhật sự thay đổi nhiều lần.

Thứ năm, hạ tầng kỹ thuật về mạng, kỹ năng máy vi tính, trình độ cán bộ của các bộ, ngành, địa phương, của các chủ đầu tư, cũng như các thành phần kinh tế khác phải đạt được một mặt bằng nhất định thì mới có thể tham gia vận hành, truy cập thông tin và thực hiện giám sát hoạt động kiểm soát cam kết chi.

Kết luận chương 1

Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN cho các công trình XDCB của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng luôn là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trong những năm qua công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN nguồn từ NSNN cho các dự án tại địa phương trên địa bàn thành phố Uông Bí có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu KT – XH, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

Để làm tốt công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN nguồn từ NSNN cho các dự án tại địa phương, đầu tiên phải xác định rõ được tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu và mục đích của công tác này. Trước hết bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB tại địa phương phải hiểu rõ, thông thạo các quy định trong Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các luật có liên quan đến công tác này, đồng thời khi triển khải thực hiện phải đảm bảo tính phù hợp với kế hoạch, chiến lược quy hoạch, định hướng phát triển của địa phương trong từng thời kỳ đã được HĐND, UBND các cấp thông qua. Phải thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý chi đầu tư XDCB nguồn từ NSNN, từ khâu xây dựng kế hoạch chi đầu tư Nhà nước phải sát với thực tế yêu cầu phát triển của địa phương đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện theo kế hoạch.

Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB các dự án trên địa bàn thành phố có sử dụng nguồn từ NSNN, đòi lực lượng nhân sự làm công tác siểm soát trong lĩnh vực này phải hiểu rõ và làm tốt các nội dung kiểm soát chi đầu tư, tránh những bất cập, sai sót trước những yêu cầu thực tế như: Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư phải chính xác, kịp thời; công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án phải đảm bảo thời gian và chất lượng; công tác GPMB phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án; công tác thanh, quyết toán phải đảm bảo chính xác, chất lượng và thời gian quy định; công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc có chất lượng và hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC

NHÀ NƯỚC UÔNG BÍ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w