Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 76 - 82)

Những hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN Uông Bí xuất phát từ nhiều nguyên nhân, Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu một số nguyên nhân chủ yêu, đó là:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan bên ngoài KBNN

Một là,cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầyđủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hướng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng nhìn chung vẫn còn chưa phù hợp. Thể hiện rõ nét nhất là tính khép kín từ khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành nhưng không được giám sát chặt chẽ, không phát hiện được vi phạm. Đó là kẽ hở về cơ chế để phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân sách chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính-ngân sách nói chung và hoạt động KBNN nói riêng như chưa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán các khoản vay nợ và xác định bội chi NSNN

Hai là, những hạn chế trong lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB củacác bộ, cơ quan ngang bộ, của địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Uông Bí

Theo quy định điều kiện để ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt. Điều kiện để ghi kế hoạch thực hiện dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và bố trí vốn để thực hiện dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

Kế hoạch vốn của dự án chuẩn bị đầu tư chưa gắn với quy hoạch, kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tư vẫn bố trí cho một số dự án chưa có quyết định phê duyệt dự án. Do đó dẫn đến tình trạng các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư trong năm nhưng không đủ thời gian để hoàn thành được các thủ tục tiếp theo, nên không thể triển khai được dự án trong thời gian quy định dẫn đến phải bỏ kế hoạch vốn đầu tư.

Bố trí kế hoạch vốn đầu tư còn dàn trải, không bám sát tiến độ thực hiện dự án, dự án có khối lượng hoàn thành nhưng không có vốn để thanh toán, kế hoạch vốn bình quân trên một dự án thấp, nhất là các dự án nguồn vốn ngân sách huyện, dự án bố trí kế hoạch không đảm bảo đúng thời gian quy định, kéo dài nhiều năm gây ra hiện tượng tồn đọng khối lượng đầu tư XDCB lớn.

Theo quy định trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương), gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương), các bộ, địa phương chỉ đạo chủ đầu tư chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dư do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của

dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đã thanh toán. Nhưng trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp kế hoạch vốn đầu tư sau khi điều chỉnh thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án trong năm, gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm của KBNN.

Ba là, Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án (Báo cáo kinh tế kỹthuật ) còn chậm (chủ yếu vào cuối năm ) gây hiện tượng ùn tắc, không đủ thời gian cho các đơn vị thi công công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, kéo theo việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán công trình cũng bị chậm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thanh toán vốn cho công trình đạt tỉ lệ thấp

Bốn là, tình trạng phổ biến các dự án đầu tư chậm tiến bộ, phải kéo dài là docông tác chuẩn bị xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng không kịp thời; làm tăng lãi vay trong quá trình đầu tư (nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức), làm tăng chi phí vốn đầu tư do phải kéo dài thời gian triển khai dự án dẫn đến việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán tăng nhiều lần so với dự kiến ban đầu.

Năm là, từ khi có cơ chế đấu thầu (Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày01/09/1999 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu, đến nay là Luật Đấu thầu- có hiệu lực từ ngày 01/4/2006) đã chứng tỏ sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư XDCB, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân các nhà thầu cả về năng lực và tổ chức điều hành. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực trong công tác đấu thầu còn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức, nhiều trường hợp nhận thầu bằng mọi giá kể cả giảm giá thầu đến 20%-50% so với dự toán hoặc giá mời thầu. Khi thi công thì tìm mọi cách bớt xén vật liệu, thay đổi chủng loại vật tư phổ biến là làm tăng khối lượng phát sinh để trình duyệt đơn giá mới;

chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, thông đồng trong đấu thầu, sử dụng quân xanh, quân đỏ trong đấu thầu…

Sáu là, công tác định giá và quản lý trong đầu tư XDCB đã ngày càng hoànthiện cả về nội dung và phương pháp. Thành phần, nội dung và cơ cấu của giá trị dự toán xây dựng qua từng thời kỳ đã bám sát và gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng cũng như của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động đầu tư XDCB, công tác định giá, quản lý giá còn nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá hoặc có định mức đơn giá nhưng lại không phù hợp với thực tế làm cho công tác kiểm soát thanh toán của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Bảy là, quá trình thực hiện các dự án còn có nhiều sai phạm do một số chủđầu tư, ban quản lý dự án năng lực còn hạn chế, một số dự án đầu tư có khối lượng thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán do chủ đầu tư và nhà thầu ký kết hợp đồng tổ chức thi công xây dựng trước khi thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dự án chưa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức khởi công xây dựng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía KBNN Uông Bí

Một là, Do văn bản hướng dẫn nghiệp vụ không rõ ràng dẫn đến việc hiểu vănbản theo nhiều cách khác nhau nên khách hàng gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán Hai là, Do quy trình TTVĐT còn một số bất cập, đồng thời chưa điều chỉnh kịp thờikhi có những thay đổi từ cơ chế chính sách. Bên cạnh đó là việc một số cán bộ thanh toán chưa chấp hành nghiêm túc những quy định trong quy trình. Như vậy, việc kịp thời điều chỉnh, sửa đổi quy trình TTVĐT là điều hết sức cần thiết.

Ba là, Áp lực giải ngân vào những thời cuối năm, thời điểm kết thúc niên độngân sách ch đầu tư:

Do đặc thù riêng có của XDCB, nên hồ sơ thanh toán thường được các Chủ đầu tư tập hợp với khối lượng rất lớn gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán vào thời điểm “nước rút” như thời điểm 31/12 hàng năm và 31/01 năm sau. Vấn đề này có thể do những nguyên nhân khách quan gây nên đối với Chủ đầu tư, nhưng cũng không loại trừ trường hợp do ý thức chủ quan của Chủ đầu tư nhằm tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm soát chi.

Năm là, cơ chế phối hợp trong công tác giữa các đơn vị trong và ngoài hệthống chưa phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị có liên quan, do vậy chưa phát huy hiệu quả trong công việc.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư

Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa chấp hành tốt các cơ chế, chế độ của Nhà nước về quản lý đầu tư. Đồng thời chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý đầu tư.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua công tác quản lý chi đầu tư XDCB nguồn từ NSNN cho các dự án tại TP Uông Bí về cơ bản đã đảm bảo đúng các quy trình, quy định hiện hành. UBND TP Uông Bí luôn xác định việc đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. UBND TP Uông Bí luôn chủ động, nắm chắc tình hình thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàn tại các thời điểm khác nhau để có các chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực này phối hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Hằng năm trên cơ sở kế hoạch vốn NSNN được UBND tỉnh giao và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND đã giao Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với Ban Quản lý dự án ĐTXD thành phố tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư, phân khai nguồn vốn cho những dự án, công trình thiết yếu theo đúng tinh thần Nghị quyết HĐND thành phố đã thông qua hằng năm để thực hiện.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA

KHO BẠC NHÀ NƯỚC UÔNG BÍ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 76 - 82)