sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước đến 2025
Mục tiêu chung trong chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi đầu tư XDCB trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội,góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, Luật Xây dựng, đảm bảo tất cả các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi đầu tư XDCB và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách.
Hai là, bảo đảm sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tiết kiệm và cóhiệu quả. Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơquan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp và những người được uỷ quyền, còn KBNN là vai người kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi tiêu của người chuẩn chi cũng như các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kiểm soát chi để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đảmbảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý và theo đúng Luật. Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế
chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
3.1.2. Định hướng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách nhà nước qua Kho bạc nhà nước đến năm 2025