Thực trạng thực hiện quytrình kiểmsoát chi đầu tư xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 51 - 72)

cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Uông Bí

2.2.3.1. Thực trạng tiếp nhận và đăng ký tài khoản

Hồ sơ mở tài khoản: Trong giai đoạn trước ngày 15/5/2020, thực hiện theo Thông tư 61/2014/TT-BTC hướng dẫn đăng ký sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Từ sau ngày 15/5/2020, Thông tư 61/2014/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư 18/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản Kho bạc Nhà nước. Trong phạm vi của luận văn, do chỉ đánh giá số liệu trong giai đoạn 2015-2019, vì vaayh chỉ đánh giá thực trạng triển khai theo Thông tư 61/2014/TT-BTC, hồ sơ mở tài khoản cho chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư XDCB, vốn chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư gồm:

- Đối với tài khoản của các đơn vị, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN (trừ trường hợp Ban quản lý được giao quản lý dự án đầu tư XDCB, dự án vốn

chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư đăng ký sử dụng tài khoản), hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số: 01a/MTK);

+ Quyết định (hoặc giấy chứng thực) thành lập đơn vị của cấp có thẩm quyền;

+ Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người Phụ trách kế toán);

+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS (Mẫu số 06A-MSNS- BTC, 06B-MSNS-BTC ban hành kèm theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC). - Đối với tài khoản của Ban quản lý được giao quản lý dự án đầu tư XDCB, dự án vốn chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư, hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản gồm:

+ Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (Mẫu số 01a/MTK);

+ Quyết định thành lập Ban quản lý dự án hoặc Quyết định phê duyệt dự án, Quyết định giao nhiệm vụ đơn vị chủ đầu tư;

+ Quyết định bổ nhiệm chức vụ của Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc người Phụ trách kế toán) nếu chưa nêu trong Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, Quyết định phê duyệt dự án, Quyết định giao nhiệm vụ đơn vị chủ đầu tư;

+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số ĐVQHNS (Mẫu số 06A-MSNS- BTC, 06B-MSNS-BTC ban hành kèm theo Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC).

Bí thực hiện theo quy trình sau:

- Khi có dự án, công trình mới phát sinh, Chủ đầu tư gửi hồ sơ đăng ký mở tài khoản đến KBNN. Cán bộ thanh toán có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính đầy đủ của tài liệu. Nếu phát hiện thấy hồ sơ thiếu, chưa hợp pháp, hợp lệ thì hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ đúng quy định.

- Khi hồ sơ mở tài khoản đúng với quy định, cán bộ thanh toán photo thêm một bản để lưu hồ sơ dự án làm cơ sở kiểm soát thanh toán, đồng thời gửi toàn bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản để Kế Toán trưởng kiểm tra, xem xét tính hợp pháp, hợp lệ về thủ tục và tiến hành ghi số hiệu tài khoản, bản đăng ký mẫu dẫu, chữ ký, ký tên trên giấy đề nghỉ mở tài khoản và chuyển toàn bộ hồ sơ trình lãnh đạo KBNN ký duyệt. Sauk hi lãnh đạo KBNN ký duyệt, Kế toán trưởng tiến hành mở tài khoản trên chương trình máy của hệ thống Kho bạc và tài khoản của dự án, công trình thanh toán vốn đầu tư XDCB bắt đầu hoạt động. Tình hình mở tài khoản tại KBNN Uông Bí được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2 Số tài khoản thanh toán được mở

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Tổng số 489 537 605

2 Tăng so với năm trước 89 48 68

(Nguồn: Báo cáo các năm Kho bạc Nhà nước Uông Bí)

Năm 2017 là 489 tài khoản. Trong giai đoạn 2017-2019, tốc độ tăng trung bình là 10,2%/năm. Các tài khoản này được mở chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách huyện và phường xã, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dự án có nguồn từ ngân sách huyện. Các dự án thuộc ngân sách Trung ương không phát sinh

nhiều ở các kho bạc huyện mà tập trung ở KBNN tỉnh vì lý do phân cấp phân quyền trong hệ thống KBNN

2.2.3.2. Thực trạng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu

Quá trình quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN là việc quản lý, hướng dẫn và kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp về hồ sơ, hóa đơn, chứng từ của các dự án - công trình XDCB sử dụng kinh phí từ NSNN.

Các dự án - công trình đầu tư XDCB của NSNN có nhiều loại hình công trình cụ thể phân loại như sau:

- Dự án - công trình phát triển KT – XH, công trình an sinh xã hội sử dụng từ kinh phí đầu tư XDCB của NSNN.

- Dự án - công trình thuộc nhiều nguồn vốn trong đó có nguồn vốn ngân sách; hoặc công trình thuộc nhiều cấp ngân sách.

-Dự án - công trình đặc thù: là những công trình mang tính đặc thù như các công trình bí mật của Nhà nước thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khoa học, công nghệ....

- Dự án - công trình vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: là những công trình sử dụng vốn NSNN nhưng lấy từ nguồn chi thường xuyên dùng vào đầu tư XDCB.

Việc quản lý, hướng dẫn và kiểm soát chi các công trình dự án trên, đều được thực hiện qua từng giai đoạn. Ở các giai đoạn đều có hồ sơ chung, hồ sơ chung sử dụng từ đầu dự án đến kết thúc dự án (hồ sơ này gọi là tài liệu gửi một lần); có hồ sơ riêng, đáp ứng cho từng nội dung của từng giai đoạn cụ thể. Điều này thể hiện qua tài liệu hồ sơ quản lý và kiểm soát chi đầu tư XDCB của NSNN qua Kho bạc như sau:

tư (trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu); - Quyết định thành lập Ban quản lý dự án;

- Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán);

- Giấy đề nghị mở tài khoản; - Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký;

* Tài liệu bổ sung hàng năm:Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do trung ương quản lý). Kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, huyện (đối với các dự án do địa phương quản lý).

* Tài liệu ứng với từng giai đoạn:

- Kiểm soát chi giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đây là quá trình kiểm soát các hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc thực hiện lập dự án đầu tư, các chi phi liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư. Hồ sơ chứng từ gồm:

+ Văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư kèm theo dự toán được duyệt.

+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.

+ Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: văn bản cho phép tự thực hiện của cấp có thẩm quyền, dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.

- Kiểm soát chi giai đoạn thực hiện dự án: là quá trình kiểm soát hồ sơ, thủ tục có liên quan đến hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư; dựa trên căn cứ dự toán của các công trình, hạng mục công trình và kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Hồ sơ chứng từ gồm:

với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm cả các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định hiện hành; Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng.

+ Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Dự toán chi tiết được duyệt cho từng công việc, hạng mục công trình; văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (nếu có quyết định riêng) hoặc nằm trong Quyết định đầu tư dự án; văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.

Quản lý chi giai đoạn đền bù giải phòng mặt bằng: Giai đoạn này thực hiện ở bước thực hiện dự án là việc kiểm soát hồ sơ, thủ tục có liên quan đến các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt của các dự án sử dụng vốn NSNN. Hồ sơ chứng từ gồm:

+ Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng công trình (không tách thành dự án GPMB, tái định cư) thì ngoài các tài liệu như phần thực hiện dự án, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt).

dự án GPMB, tái định cư (dự án độc lập, dự án thành phần) được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình của các Bộ, cơ quan trung ương giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. Phải gửi: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt); Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt.

+ Đối với dự án GPMB, tái định cư có hạng mục xây dựng khu tái định cư hoặc mua nhà tái định cư, xây dựng hạ tầng khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp phải gửi thêm: Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cư của chủ đầu tư; dự toán chi tiết được duyệt của các công việc, gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện.

Ngoài ra, khi các chủ đầu tư đi giao dịch với Kho bạc để tạm ứng hoặc thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN qua Kho bạc ở bất cứ giai đoạn nào liên quan đến các dự án - công trình sử dụng kinh phí từ NSNN, đều phải mang theo những hồ sơ chứng từ sau:

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); + Giấy rút vốn đầu tư;

* T ình hình thực hiện quy trình quản lý chi đầu tư XDCB giai đoạn 2015 – 2019:

- Chấp hành lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư XDCB:

Trong nhiều năm qua, UBND thành phố Uông Bí luôn xác định việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là công tác đóng vai trò chiến lược rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình xây dựng

sau này, cũng như hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho chủ đầu tư. Do đó để nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thẩm định thiết kế dự toán, tránh thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của UBND thành phố Uông Bí, Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB đều được mời tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng, đồng thời các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp phải tuân thủ chặt chẽ nghĩa vụ, trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản liên quan về công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

Các đơn vị tư vấn thiết kế, khảo sát, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế dự toán đảm bảo tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tế. Yêu cầu điều chỉnh bổ sung nếu thiết kế, dự toán vượt định mức, bóc tách khối lượng thiết kế sai (thừa hoặc thiếu khối lượng), áp đơn giá không phù hợp với thời điểm lập…

UBND thành phố Uông Bí thường xuyên tăng cường chỉ đạo các phòng, ban nghiệp vụ cử cán bộ có chuyên môn tham gia ý kiến vào báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán công trình xây dựng theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia công trình, phù hợp với thực tế, đồng nhất giữa các công trình, tránh tình trạng cùng loại công trình, quy mô tương đương lại có giải pháp thiết kế, áp dụng định mức, đơn giá… khác nhau, không để thừa, thiếu khối lượng.

Tuy nhiên trong thực tế việc chấp hành quy trình, định mức trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn thị xã vẫn còn có những sai sót nghiệp vụ như việc áp dụng quy trình thực hiện, định mức, phương pháp thi công… đã có dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng không có tính khả thi hoặc hiệu quả khai thác công trình không cao dẫn đến phải hủy bỏ.

Bảng 2.3 Số hồ sơ tiếp nhận

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số hồ sơ tiếp nhận 925 1037 1128

Trong đó

Có vấn đề ,thiếu hồ sơ,

yêu cầu bổ sung 38 45 58

Đủ điều kiện thanh toán 857 962 1045

(Nguồn: Báo cáo các năm Kho bạc Nhà nước Uông Bí)

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện thanh toán được gửi đến KBNN Uông Bí đều được thanh toán trước hạn hoặc đúng hạn. KBNN Uông Bí hiện chưa triển khai giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến đối với hồ sơ thanh toán trên 500 triệu đồng mà vẫn thanh toán theo hình thức nhận hồ sơ và chứng từ thanh toán trực tiếp.

2.2.3.3. Kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư

Cơ chế của Nhà nước cho phép chủ đầu tư ứng trước vốn cho các nhà thầu thực hiện hợp đồng là một cơ chế đúng đắn; với mức vốn tạm ứng đó, nhà thầu sẽ mua nguyên, vật liệu, tiền trả nhân công,... đẩy nhanh tiến độ thi công và tránh được sự biến động lạm phát của giá cả thị trường. Với cơ chế và mục tiêu đó, trong những năm qua KBNN Uông Bí đã thực hiện tốt việc tạm ứng cho các nhà thầu. Tuy nhiên đến cuối năm kết thúc niên độ ngân sách, số dư tạm ứng chưa thu hồi tương đối lớn, thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.4 Số dư tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Ngân sách tỉnh 8,904 18,456 17,13

Ngân sách huyện 18,56 23,983 57,34

Ngân sách xã 0 0 0

Tổng cộng 27,464 42,439 74,470

Số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB cuối năm chưa thu hồi còn cao. Năm2019 giá trị dư tạm ứng là 74,470 tỷ đồng. Số dư tạm ứng này chính là số tiền chưa đưa vào sản xuất hoặc đang nằm rải rác ở một số khâu sản xuất chưa tạo ra thành phẩm, nên không phải là giá trị hoàn thành, vì vậy số dư tạm ứng này sẽ không được đưa vào quyết toán nguồn vốn đầu tư trong năm, dẫn đến không đánh giá được tốc độ tăng trưởng đầu tư XDCB trong tổng sản phẩm quốc nội.

Nguyên nhân số dư tạm ứng lớn chưa thu hồi được là do chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm, dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công và giải ngân tạm ứng cũng chậm theo. Mặt khác trong một dự án đầu tư XDCB, tỉ trọng tạm ứng vốn đầu tư dành cho xây lắp là lớn nhất, vì vậy số dư tạm ứng cuối năm phụ thuộc vào tiến độ thi công xây lắp của nhà thầu; nếu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, thì sẽ có khối lượng hoàn thành nghiệm thu để thu hồi tạm ứng; ngược lại nếu nhà thầu thi công chậm, thì sẽ không có khối lượng hoàn thành để thu hồi tạm ứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí (Trang 51 - 72)