NSNN qua KBNN Uông Bí
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu ở trên, từ thực tế trong quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư tại KBNN Uông Bí đã bộc lộ những hạn chế liên quan trực tiếp tới quá trình kiểm soát thanh toán của hệ thống KBNN Uông Bí từ việc cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết thanh toán vốn đầu tư, đến quy trình thanh toán vốn, luân chuyển chứng từ kế toán… nếu không được sửa đổi, hoàn thiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nhiệm vụ của KBNN Uông Bí và là kẽ hở mà từ đó Chủ đầu tư, nhà thầu…lợi dụng làm thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đó là:
- Cơ cấu tổ chức , phân cấp kiểm soát chi đầu tư XDCB chưa hơpp̣ lý : Các cán kiểm soát chi ngoài công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB còn kiêm nhiệm các công việc khác như văn thư , hành chính. Trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thì việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ, chứng từ với
giá trị vài triệu đồng cũng giống với việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ giá trị vài tỷ, vài chục tỷ về số lượng hồ sơ, nội dung kiểm soát và quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ. Lượng vốn ngân sách cấp huyện thấp nhưng số lượng dự án lại nhiều do đó với số lượng cán bộ tại các KBNN huyện như hiện nay thì thời gian để cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB đảm bảo đúng quy định đã khó, nhất là vào thời điểm cuối quý, cuối năm do đó không thể có thời gian để cán bộ học tập, nghiên cứu văn bản chế độ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, dẫn đến chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB còn hạn chế
- Về ứng dụng công nghệ thông tin: phần mềm ĐTKB-Lan chạy trên mạng nội bộ từng đơn vị Kho bạc trong thành phố, việc quản lý hồ sơ dự án, chứng từ, thông tin về khách hàng chưa được đầy đủ, đồng nhất trong việc trao đổi thông tin trong toàn hệ thống. Phần mềm THBC chỉ dùng để kết xuất báo cáo theo yêu cầu quản lý. Phần mềm ĐT-TAB quản lý các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin của KBNN còn ở mức thấp, còn nhiều hạn chế, chủ yếu nhập hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán phục vụ cho công tác kiểm soát số dư của dự toán, giá hợp đồng và kế hoạch vốn đầu tư; không theo dõi, quản lý, kiểm soát được khối lượng đã thanh toán hay chưa, đơn giá đã đúng sai, điều chỉnh thế nào; Giai đoạn thanh toán khối lượng đến đâu, .... Nhiều tác nghiệp của cán bộ kiểm soát chi không kết xuất được trên phần mềm ứng dụng, mà phải thực hiện theo hình thức thủ công như báo cáo kết quả kiểm soát thanh toán, tất toán dự án, quyết toán vốn đầu tư hàng năm, tình hình giao nhận tài liệu, ...
- Về công tác bố trí kế hoạch vốn còn chưa khoa học và chưa sát với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng có nhiều dự án bị thừa vốn hoặc thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị. Ngoài ra vẫn tồn tại những hiện
tượng bố trí kế hoạch vốn cho những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong các Thông tư hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN (TT 86/2011/TT-BTC) như các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa có thiết kế hay quy hoạch được duyệt, có những dự án được bố trí vốn trước khi có thủ tục đầu tư.
Việc bố trí kế hoạch và thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn còn quá chậm, thậm trí có những dự án đến cuối năm (ngày 29 -30/12) mới được thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn dẫn đến việc phải kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vào năm sau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân theo kế hoạch hàng năm, nhiều Bộ điều chỉnh kế hoạch nhiều lần trong một thời gian ngắn gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán.
c. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành
Thông tư số 86/2011/TT – BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN, tại phần II, mục B điểm II hướng dẫn tài liệu cơ sở của dự án, trong đó quy định một trong những tài liệu cơ sở của dự án mà chủ đầu tư phải gửi đến KBNN để thanh toán cho dự án thực hiện đầu tư đối với dự án vốn trong nước là:
“Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục côngtrình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiên các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng”.
Dự toán trong xây dựng có đặc thù riêng và khác với dự toán chi thường xuyên của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở xác định khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ phải thực hiện của công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.
Như vậy chủ đầu tư sẽ gửi cho KBNN loại dự toán do đơn vị nào lập để làm căn cứ kiểm soát? Rất có thể vấn đề này sẽ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp trong kiểm soát chi đầu tư của cán bộ KBNN.