CÁC NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ ĐẶC THÙ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2 CÁC NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ ĐẶC THÙ

1.2.2.1 Nhãn hiệu tập thể (NHTT)

NHTT là một khái niệm mới trong pháp luật của Việt Nam. Bộ luật Dân sự không quy định về loại nhãn hiệu này. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ chỉ

nhắc đến NHTT nhƣ một loại hình của NHHH trong Khoản 1 Điều 6 Chƣơng II. Các quy định về NHTT đƣợc quy định trong Nghị định 63/CP và Thông tƣ 3055/NHTT- SHCN cụ thể hoá Nghị định này. Theo Nghị định 63/CP thì NHTT là NHHH đƣợc tập thể các cá nhân, pháp nhân ho ặc các chủ thể khác cùng sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định. NHTT đƣợc áp dụng đối với cả hàng hoá và dịch vụ. Mỗi thành viên của tập thể đƣợc sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ của riêng mình nhƣng đều phải tuân thủ quy chế do tập thể đƣa ra. Đối với NHTT, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân ho ặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng NHHH tƣơng ứng. Theo quy định tại điểm 8.1 Thông tƣ số 3055/TT-SHCN thì khi xin đăng ký NHTT ngƣời nộp đơn cũng phải nộp một bản quy chế sử dụng NHHH tƣơng ứng.

Trên cơ sở các quy định trên, có thể nhận định NHTT của Việt Nam cũng có một số đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, pháp luật Việt Nam công nhận khả năng sử dụng NHTT bởi nhiều cá nhân hay pháp nhân trong một tập thể ho ặc của chính bản thân các tổ chức tập thể, tuy nhiên lại chƣa có các quy định cụ thể hơn để phân định rõ có sự khác biệt nào không giữa hai cách thức sử dụng này. Thứ hai, quyền sở hữu NHTT có thể đƣợc trao cho một cá nhân hoặc pháp nhân đ ại diện cho tập thể. Thứ ba,

pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu ngƣời nộp đơn xin đăng ký NHTT phải nộ p một bản dự thảo quy chế sử dụng nhãn hiệu để điều chỉnh quá trình sử dụng nhãn của các thành viên của tập thể.

Về nhãn hiệu này, các ĐƢQT về NHHH chỉ quy định những vấn đề liên quan đến thủ tục hay thiết lập các vùng bảo vệ trên phạm vi toàn quốc về NHHH mà không đi sâu quy định về khía cạnh nội dung của NHHH. Trong số các ĐƢQT ở đây, TRIPs không có quy định về khái niệm hay việc bảo hộ NHTT cũng nhƣ NHCN. Công ƣớc Pari là ĐƢQT duy nhất dành riêng một điều khoản để quy định về NHTT- Điều 7bis

. Tuy vậy, điều khoản này cũng chỉ quy định về nghĩa vụ của các nƣớc thành viên trong việc bảo hộ NHTT mà không trực tiếp quy định về khái niệm hay nội dung bảo hộ nhãn hiệu này. Theo đó, các nƣớc thành viên Công ƣớc phải có trách nhiệm cho đăng ký NHTT với chủ sở hữu là các tập thể tồn tại hợp pháp theo pháp luật của các nƣớc sở tại, cho dù các tập thể đó có trực tiếp sở hữu các cơ sở công nghiệp hay thƣơng mại –

tức là các cơ sở kinh doanh- hay không. Điều đáng lƣu ý là có thể tổ chức tập thể không thành lập ở nƣớc sở tại thì nƣớc sở tại vẫn có trách nhiệm cho đăng ký và bảo hộ miễn là sự tồn tại của tổ chức tập thể đó không trái với pháp luật của nƣớc sở tại. Đƣơng nhiên, các nƣớc thành viên cũng có quyền từ chối bảo hộ nếu NHTT đó trái với lợi ích công cộng. Nội dung và điều kiện bảo hộ sẽ đƣợc thực hiện theo pháp luật nƣớc sở tại.

Những quy định chi tiết nhất về mặt nội dung NHTT chúng ta có thể tìm thấy qua nghiên cứu các quy định pháp luật tƣơng ứng của Mỹ và Châu Âu.

Trong thực tế ở Việt Nam nhãn hiệu tập thể vẫn đƣợc xem là một khái niệm nhãn hiệu hàng hoá mới mẻ, chƣa đƣợc quy định phổ biến và có rất ít NHTT đựơc đăng ký bảo hộ.

Để phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Dự thảo Luật SHTT đã định nghĩa NHTT theo tiêu chí về chức năng với danh nghĩa là một NHHH đặc biệt, dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức thuộc tổ chức tập thể là chủ sở hữu NHHH với hàng hoá/dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác. Nhãn hiệu nói chung thực hiện chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc riêng rẽ của ngƣời sản xuất hàng hoá ho ặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trái lại, NHTT không thực hiện chức năng chỉ dẫn nguồn gốc riêng rẽ đó mà chỉ dẫn tƣ cách thành viên của ngƣời sử dụng nhãn hiệu thuộc về tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó.

Mặc dù đƣợc xuất phát từ hai cách tiếp cận khác nhau song khái niệm tại Dự thảo và NĐ 63/CP, về mặt bản chất không có gì khác nhau. NĐ 63/CP định nghĩa khái niệm theo tiêu chí cách thức sử dụng (cùng nhau sử dụng theo Quy chế), trong khi Dự thảo đƣa ra định nghĩa theo chức năng c ủa NHTT.

1.2.2.2. Nhãn hiệu chứng nhận

NHCN là một loại NHHH đặc thù mới xuất hiện gần đây trong thực tiễn thƣơng mại ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên loại nhãn hiệu này chƣa đƣợc đề cập đến trong các ĐƢQT về NHHH, kể cả TRIPs, pháp luật Việt Nam, pháp luật EU và pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, ngƣời Mỹ lại rất quen thuộc với loại hình NHHH

này. Luật NHHH năm 1946 của Mỹ qua nhiều lần sửa đổi, cùng với tài liệu hƣớng dẫn chính thức đăng ký NHHH của Cục Sáng chế và NHHH Mỹ đề cập khá chi tiết về NHCN và những đặc điểm của nó. Chính vì vậy mà Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ đã đề cập tới nhãn hiệu hàng hoá này nhƣng mới chỉ quy định NHCN là một trong những loại của NHHH mà chƣa có bất kỳ quy định nào về mặt khái niệm cũng nhƣ cơ chế bảo hộ đối với NHCN.

Xét về bản chất, NHCN có những điểm tƣơng đồng với NHTT nhƣng nó thƣờng đƣợc tách riêng bởi những đặc điểm riêng nhƣ có thể thuộc sở hữu của một hiệp hội tập thể hoặc cũng có thể sở hữu bởi một pháp nhân duy nhất. Khác với NHHH, NHDV

chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn của NHCN không phải là chức năng chính. Mục đích của NHCN là đảm bảo chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn phải đúng với yêu cầu của NHCN đã đƣợc chỉ rõ trong đơn đăng ký. Ngƣời chủ NHCN chỉ đơn thuần là ngƣời đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác nhận một tiêu chuẩn nhất định, thƣờng là tiêu chuẩn về chất lƣợng, nếu không là đặc điểm về quy trình sản xuất hay sử dụng nhân công lao động. Chủ NHCN phải có trách nhiệm kiểm tra chất lƣợng các sản phẩm gắn NHCN của mình và chủ NHCN có thể đƣợc hƣởng phí thông qua việc cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng NHCN. Phạm vi sử dụng NHCN rất rộng, bao gồm nhiều doanh nghiệp trong cùng một hiệp hội thậm chí không cùng một hiệp hội nhƣng tho ả mãn đ ầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn do chủ sở hữu nhãn đặt ra và đƣợc chủ nhãn đồng ý. Do đặc điểm này mà chủ NHCN thƣờng là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc hay chính bản thân nhà nƣớc.

Pháp luật hiện hành về SHTT của Việt Nam hoàn toàn chƣa có các quy định về loại nhãn hiệu này dù trên thực tế có rất nhiều các doanh nghiệp của Việt Nam sử dụng. Ví dụ điển hình của trƣờng hợp này là các nhãn hiệu thuộc dòng ISO- International Standard Organization (ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000), Hàng Vi ệt Nam chất lƣợng cao, sản phẩm đƣợc Hội y dƣợc học Việt Nam khuyên dùng vv… để hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, chúng ta nên sớm bổ sung các quy định cụ thể về NHCN.

1.2.2.3 Nhãn hiệu liên kết (NHLK)

Đây là một khái niệm mới đƣợc đƣa vào pháp luật về NHHH của Việt Nam. Các ĐƢQT cũng nhƣ các quy định về NHHH trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Mỹ không có điều khoản nào đề cập đến loại hình NHHH này.

Điều 2 NĐ số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP định nghĩa NHLK là các NHHH tƣơng tự với nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tƣơng tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau, và các NHHH trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tƣơng tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau.

Qua khái niệm này, có thể thấy NHLK theo quy định của pháp luật Việt Nam có các đặc điểm sau:

- Các NHLK do cùng một chủ thể đăng ký bảo hộ.

- NHLK bao gồm nhiều NHHH tƣơng tự nhau hoặc trùng nhau (Thông thƣờng các NHLK giống nhau phần chủ yếu của nhãn hiệu - phần có tính phân biệt cao nhất của NHHH).

- Các nhãn hiệu này dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tƣơng tự với nhau hoặc có liên quan tới nhau.

NHLK mang lại cho ngƣời chủ sở hữu nhãn hiệu nhiều lợi thế: đƣợc độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ không cùng nhóm của mình nếu hàng hóa, dịch vụ đó liên quan với nhau. Tạo cho ngƣời tiêu dùng một sự liên tƣởng là các hàng hóa, dịch vụ này có cùng một nguồn gốc xuất xứ. Khi một trong các NHLK đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ thì thủ tục đăng ký bảo hộ đối với NHLK khác cũng đƣợc chấp nhận dễ dàng và thuận lợi. Có hai loại NHLK, loại thứ nhất là NHLK bao gồm một loạt các NHHH tƣơng tự nhau đƣợc một chủ sở hữu đăng ký dùng cho các hàng hoá, dịch vụ cùng loại hay tƣơng tự nhau (Ví dụ công ty bột giặt Daso- Daco đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc Daso ho ặc Daco cho tất cả các sản phẩm của họ nhƣ bột giặt, kem đánh răng, bàn chải

đánh răng…hay NHHH LIOA của Công ty Nhật Linh đựơc coi là nhãn hiệu chính và để bảo vệ nhãn hiệu đó công ty đã đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu tƣơng tự nhƣ LÊOA, LIWA, LYWA, LYOA). Loại thứ hai là NHLK bao gồm các NHHH giống hệt nhau nhƣng đăng ký cho nhiều sản phẩm, dịch vụ tƣơng tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Đối với NHHH nổi tiếng, lợi thế đƣợc độc quyền sử dụng một loại nhãn hiệu mà không sợ ngƣời khác sao chép hay bắt chƣớc rất có ý nghĩa bởi ngƣời thứ ba có thể lợi dụng sự quá quen thuộc và tin tƣởng của ngƣời tiêu dùng đối với nhãn hiệu để gắn các nhãn hiệu tƣơng tự hoặc gần giố ng cho các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại vì chỉ cần sự sao chép gần giống với những NHHH nổi tiếng cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn trong ngƣời tiêu dùng và làm ảnh hƣởng lớn tới giá trị của nó.

1.2.2.4 Nhãn hiệu nổi tiếng

NHNT là một loại nhãn hiệu hàng hoá đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng trên thế giới biết đến, nó chiếm lĩnh c ả một thị trƣờng rộng lớn, vƣợt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng hoá sản phẩm đó. Tính phân biệt đƣợc thể hiện khá rõ nét trong nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Đối với ngƣời tiêu dùng ngoài việc quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, thì s ản phẩm đó còn phải mang nhãn hiệu [37; tr. 49]. Giá trị của loại nhãn hiệu hàng hoá này là rất lớn, có khi lên tới hàng trăm tỷ USD. Trong danh sách 100 NHHH đƣợc xếp hàng đầu thế giới về mặt giá trị của nhãn hiệu mà tuần báo Business Week phối hợp với công ty tƣ vấn nhãn hiệu Interbrand bầu chọn thì trong số 10 nhãn hiệu mạnh nhất trong năm 2003, nhãn hiệu Coca-cola đƣợc đánh giá là có giá trị cao nhất là 70.45 tỷ USD, đứng thứ hai là nhãn hiệu Microsoft đƣợc định giá là 65.17 tỷ USD và IBM là 51.77 tỷ USD. Tất cả các nhãn hiệu này đều rất nổi tiếng trên toàn thế giới, đƣợc mọi ngƣời công nhận do hàng hoá và dịch vụ mang các nhãn hiệu này có mặt khắp nơi trên thế giới.

Phần lớn các nhãn hiệu này đƣợc biết đến vƣợt qua ngoài ranh giới của một quốc gia và đƣợc công nhận trở thành những NHHH nổi tiếng mang tính quốc tế với thị trƣờng là cả thế giới. Các nhãn hiệu này cung cấp cho đông đảo ngƣời tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ với chất lƣợng cao trong nhiều năm và vẫn tiếp tục duy trì

đƣợc sự tín nhiệm, trở thành nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng trong một phạm vi địa lý nhất định.

Tuy nhiên, cho dù một NHHH đã tiến đƣợc đến vị trí nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng trên toàn cầu theo nghĩa đƣợc mô tả ở trên, thì cũng không thể nói rằng hàng hoá hoặc dịch vụ của chúng thực sự đƣợc cung cấp trên thị trƣờng của tất cả các quốc gia và đƣợc đăng ký ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Vì thế tình trạng sao chép và vi phạm NHNT diễn ra khắp nơi trên thế giới và đặt ra nhu cầu bảo hộ loại nhãn hiệu này theo một cách thức đặc biệt hơn NHHH thông thƣờng. Hầu hết các hệ thống pháp luật đề cập ở đây đều có quy định về NHNT dù là ở các mức độ khác nhau.

Ngay từ Công ước Paris, vấn đề bảo hộ NHNT đã đƣợc đặt ra một cách khá chi tiết. Điều này có đƣợc phần lớn là do nỗ lực của các nƣớc có nền kinh tế tƣ bản phát triển lúc bấy giờ muốn bảo vệ những NHNT mà phần lớn có xuất xứ từ những nƣớc đó. Điều 6bis Công ƣớc này đã quy định về hầu hết những khía cạnh cơ bản nhất trong bảo hộ NHNT.

Các quy định về bảo hộ NHNT trong hiệp địnhTRIPs về cơ bản lấy các quy định tƣơng ứng của Điều 6bis

Công ƣớc Paris làm nền tảng, tuy nhiên có sửa đổi bổ sung. Điều 16.2 TRIPs quy định: "Để xác định một NHHH có nổi tiếng hay không các thành viên phải xem xét sự nhận biết NHHH đó trong bộ phận công chúng có liên quan, bao gồm sự nhận biết danh tiếng đạt đƣợc tại nƣớc thành viên tƣơng ứng nhờ quảng cáo NHHH đó". TRIPs đã đƣa ra tiêu chí cơ bản để xác định NHHH nổi tiếng, Điều 6bis

Công ƣớc Paris chỉ đề cập NHHH nổi tiếng nhƣng TRIPs mở rộng việc bảo hộ đối với cả NHDV nổi tiếng. Việc xác định NHHH nổi tiếng tuỳ thuộc vào hệ thống đánh giá (nếu có) của từng quốc gia. Việc chủ NHHH cho rằng nhãn hiệu của mình là nổi tiếng và muốn kiện ngƣời khác vi phạm nhãn hiệu của mình thì phải căn cứ vào pháp luật của nƣớc mà nhãn hiệu bị vi phạm để xem xét NHHH đó có nổi tiếng hay không.

Nhƣ vậy, các quy định bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trong các văn bản pháp luật quốc tế chỉ mang tính chất quy định khung. Để giải quyết một tranh chấp phát sinh, các quốc gia cần cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật quốc gia và hiệp định song phƣơng hay đa phƣơng cho phù hợp.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào quy định về các điều kiện để công nhận NHNT. Để khắc phục hạn chế này, Dự thảo Luật SHTT đã đƣa ra một số tiêu chí để làm cơ sở cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét đơn công nhận NHNT nhƣ lƣợng ngƣời tiêu dùng biết đến sản phẩm, phạm vi lãnh thổ mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn đƣợc lƣu hành, doanh số từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín rộng rãi của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn, số lƣợng quốc gia bảo hộ và công nhận nhãn hiệu, giá trị của nhãn hiệu dƣới hình

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)