7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1 THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG
3.1 Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nhập kinh tế quốc tế
Bảo hộ NHHH ở Việt Nam, cũng nhƣ các nƣớc khác, có thực tiễn phong phú nhất trong số các đối tƣợng SHCN. Sự phát triển kinh tế sau hơn 10 năm đổi mới nhất là những năm gần đây và các đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc một số nhãn hiệu Việt Nam bị chiếm đoạt ở nƣớc ngoài đã là những điều kiện và tác động để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Việt Nam nhìn nhận đầy đủ hơn vai trò, giá trị của NHHH trong kinh doanh và nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Số lƣợng đơn đăng ký NHHH của doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên một cách đáng kể. Qua các con số thống kê hàng năm về đơn đăng ký, số lƣợng văn bằng bảo hộ cấp cho các đối tƣợng SHCN của Cục SHTT thì NHHH luôn chiếm số lƣợng nhiều nhất. Điều đó thể hiện rõ qua bảng số liệu (xem phụ lục).
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng mức tăng trƣởng số đơn đăng ký sở hữu công nghiệp ba năm gần đây tăng thƣờng xuyên là kho ảng 20%. Năm 2003 tăng 40% so với năm 2002. Riêng trong năm 2004, Cục SHTT đã tiếp nhận khoảng 41241 đơn sở hữu công nghiệp các loại (tăng 9,7% so với năm 2003), trong đó có 19205 đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ (tăng 6% so với năm 2003, riêng đơn nhãn hiệu hàng hoá là 14781, tăng 22%). Tính đến ngày 31/12/2004, nhãn hiệu hàng hoá đƣợc cấp văn bằng bảo hộ là 59429. Số nhãn hiệu hàng hoá đƣợc cấp đăng ký (59429) chỉ là số nhãn hiệu đăng ký theo thể thức quốc gia. Nếu tính cả số nhãn hiệu đăng ký theo Thoả ƣớc Madrid thì số nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ở Việt Nam là hơn 130 000.
Trong vài năm gần đây số lƣợng các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu ra nƣớc ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ thị trƣờng của mình ở nƣớc ngoài
ngày càng tăng. Ngoài đăng ký trực tiếp nhãn hiệu của mình ở thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản và một số thị trƣờng khu vực, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu của mình ra nƣớc ngoài theo Thoả ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế thông qua Cục SHTT. Nếu năm 2001 chỉ có 7 nhãn hiệu đăng ký thông qua Tho ả ƣớc này thì năm 2002 đã có 31 nhãn hiệu và tính đến tháng 7/ 2003 đã có 54 nhãn hiệu đăng ký qua con đƣờng này đến 52 quốc gia khác nhau thuộc khu vực Đông và Tây Âu, các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc và Đài Loan [32].
Xét về khía cạnh hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đã có bƣớc tăng trƣởng cao. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hoá khác nhau nhƣ Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu, Công ty thực phẩm quận 5 thành phố Hồ Chí Minh có 58 nhãn hiệu, Công ty Sữa Việt Nam VINAMILK có 23 nhãn hiệu … Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không ngại tốn kém để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên các thị trƣờng chƣa bán sản phẩm của mình. Nhãn hiệu Trung Nguyên đã đăng ký ở Trung Quốc, Singapore, Pháp, Canada, mỗi nƣớc tốn từ 4000 đến 5000 USD, Vifon Việt Nam đăng ký trên 20 nƣớc. Nệm mút Kymdan thì đăng ký bảo hộ trên 30 nƣớc trong khi thị trƣờng xuất khẩu của Kymdan mới dừng lại ở con số 10 [25; tr. 55]. Bƣởi Năm Roi đã trở thành loại trái cây đầu tiên của Việt Nam đƣợc đăng ký nhãn hiệu và có mặt trên trang Web ww.5 roi.com.
Thực trạng về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký nhãn hiệu- một tài sản trí tuệ của mình. Trong thực tiễn, tiếp theo của việc đăng ký rất nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục phát triển, khuếch trƣơng nhãn hiệu của mình bằng việc luôn giữ gìn và nâng cao chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và bằng các biện pháp nghiệp vụ khác. Nhiều nhãn hiệu đã đƣợc đánh giá cao c ủa khách hàng trong và ngoài nƣớc, tiêu biểu cho ngành hàng chủ lực của ta. Tuy vậy, con số nhãn hiệu đã đăng ký c ủa các doanh nghiệp Việt Nam, tính đến nay chỉ là 24% trong tổng số 104.000 nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ ở Việt Nam, số còn lại – 76% là của doanh nghiệp nƣớc ngoài. Chỉ lấy một ví dụ tại thị trƣờng Hoa Kỳ từ năm 1997 đến hết năm 2003, tổng số đơn NHHH của việt Nam nộp vào thị trƣờng Hoa Kỳ là 42
đơn trong số 1.3 triệu nhãn hiệu hàng hoá đang đƣợc bảo hộ tại thị trƣờng này, trong khi đó đã có hơn 5.310 NHHH c ủa Hoa Kỳ đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam [26; tr. 13]. Các nƣớc Đông Nam Á đã có rất nhiều NHHH đăng ký ở Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2003 thì singapore có khoảng 1000 nhãn, Thái Lan có 700 và Malaysia có 300 nhãn hiệu hiệu đăng ký ở Việt Nam [42; tr. 166]. Bên cạnh đó các công ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam ngoài việc phát triển các nhãn hiệu sản phẩm của mình họ còn nhanh chóng mua lại các nhãn hiệu có uy tín của Việt Nam và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là tập đoàn Unilever đã chớp cơ hội khai thác chỉ dẫn địa lý Phú Quốc với sản phẩm nƣớc mắm Knor Phú Quốc. Tập đoàn nay cũng đã nhanh tay mua lại nhãn hiệu Kem đánh răng P/s với giá 5 triệu USD sau đó đổi mới hình ảnh đƣa P/s trở thành một nhãn hiệu nổi tiếng của hãng tại Việt Nam.