MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 128 - 145)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC

Thứ nhất, tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ, thông tin về sở hữu trí tuệ, củng

cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ, năng cao nhận thức xã hội về sở hữu trí tuệ.

Mặc dù các hoạt động dịch vụ về sở hữu trí tuệ (tƣ vấn, đại diện cho các chủ thể quyền có nhu cầu tiến hành các thủ tục xác lập, duy trì quyền; theo dõi và ca n thiệp nhân danh chủ thể khi có tranh chấp, xâm phạm...) đã đƣợc triển khai từ đầu những năm 1990 những nhìn chung, hoạt động này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và đang là một trong những khâu sẽ phải chịu nhiều thách thức nhất khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế.

Để phát huy vai trò của đội ngũ dịch vụ sở hữu trí tuệ, cần tiến hành một số việc sau đây:

- Mở rộng đội ngũ những ngƣời tham gia hoạt động này( lên tới khoảng 1000 ngƣời vào năm 2006) bằng cách nhanh chóng tổ chức các hình thức bồi dƣỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ luật sƣ và những ngƣời khác. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ sở hữu trí tuệ đầu tƣ việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, mở các khoá đào tạo, huấn luyện dành cho đội ngũ đó.

- Thay đổi các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ về sở hữu trí tuệ theo hƣớng giảm bớt các điều kiện mang tính chất hạn chế đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện để có thể hành nghề này dƣới danh nghĩa cá nhân.

Để phục vụ đắc lực hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu - triển khai và hoạt động kinh tế - thƣơng mại nói chung cũng nhƣ phục vụ cho công tác thực thi quyền sở hữu NHHH, trong những năm sắp tới Việt Nam phải xây dựng lại, tức là phải cải cách hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ của mình nhằm nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ thống nhằm chủ động đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả các nhu cầu thông tin của mọi giới dùng tin kể cả của cơ quan quản lý, cơ quan thực thi và của toàn xã hội.

Thứ hai, nâng cao nhận thức xã hội đối với quyền sở hữu trí tuệ là một trong

những giải pháp thiết thực góp nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đƣợc thực hiện bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về sở hữu công nghiệp cho xã hội. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật cho xã hội và thông tin hƣớng dẫn nhận

thức của xã hội đối với những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền sở hữu tri tuệ. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích, động viên các đối tƣợng khác trong xã hội tham gia vào việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về sở hữu trí tuệ dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣ: các Hội xã nghề nghiệp, hội quần chúng, đặc biệt là cần thu hút các doanh nghiệp - chủ thể quyền sở hữu công nghiệp - tham gia một cách tích cực hơn vào nhiệm vụ này với nhiều nội dung khác nhau nhƣ: quảng bá về các đối tƣợng đã đƣợc bảo hộ, giá trị của các đối tƣợng đó, các đặc điểm của hàng hoá mang các dấu hiệu phạm vi, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Thứ ba, xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng, cùng có lợi giữa chủ thể

và ngƣời tiêu dùng, tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các loại sản phẩm/ hàng hoá có nhu cầu sử dụng lớn hoặc liên quan đến nhiều ngƣời. Vì việc xâm phạm tài sản trí tuệ không chỉ gây thiệt hại cho những ngƣời nắm giữ quyền sở hữu mà cũng làm phƣơng hại tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế khác là các sản phẩm sao chép, nhái.... lại có khả năng hấp dẫn vì giá rẻ, phù hợp với khả năng tài chính của đa số ngƣời tiêu dùng. Để ngăn chặn nạn sao chép, nhái.... cần phải tìm ra cách khắc phục sự mâu thuẫn này. Biện pháp hiện thực nhất là phải có sự cộng tác từ chính những ngƣời nắm giữ quyền sở hữu nhằm làm giảm bớt sự căng thẳng giữa cung và cầu. Theo hƣớng đó, cần phải mở các cuộc thƣơng lƣợng giữa những ngƣời có nhu cầu khai t hác, sử dụng với các chủ sở hữu nhằm giảm giá bán hàng hoá, tăng lƣợng cung cấp cho xã hội. Những ngƣời nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ cần phải có nhƣợng bộ nhất định sao cho trên thị trƣờng có đủ lƣợng hàng hoá với giá bán mà đa số ngƣời tiêu dùng có thể chấp nhận đƣợc.

Đối với những sản phẩm hàng hoá có nhu cầu sử dụng lớn, song song với nỗ lực thƣơng lƣợng với chủ sở hữu nhằm giảm giá, cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế bằng cách Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ hoặc nhà nƣớc đặt hàng nghiên cứu. Cần đặc biệt chú trọng giải pháp nhập khẩu song song nhằm tìm hiểu nguồn hàng hoá giá rẻ mà vẫn không xâm phạm quyền của chủ sở hữu.

- Đối với bản thân mỗi doanh nghiệp họ phải tự mình ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong xúc tiến thƣơng mại và tự bảo vệ mình chống lại các hành vi xâm phạm. Bởi vì nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, có thể thấy rõ sự yếu kém của doanh nghiệp trong vấn đề này. Họ chƣa thực sự nhận thức đƣợc vai trò, sự cấp thiết phải xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá. Vậy để giải quyết tình trạng bức xúc hiện nay về vấn đề xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá, trƣớc hết phải đi từ việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề này. Mỗi thành viên trong doanh nghiệp phải đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về nhãn hiệu, vai trò, vị trí của nhãn hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng và quảng bá nhãn hiệu... cũng nhƣ nhận thức đúng giá trị to lớn của loại tài sản vô hình này. Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần đầu tƣ nhân lực, tài chính, thời gian... một cách xứng đáng cho việc xây dựng một nhãn hiệu riêng cho mình.

- Doanh nghiệp cũng rất cần chú trọng đến việc đặt tên cho sản phẩm. Doanh nghiệp phải đầu tƣ mức nghiên cứu tìm tòi sáng tạo tránh tình trạng đặt tên một cách tuỳ tiện nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam từng làm, phải nghĩ đến chiến lƣợc kinh doanh lâu dài để tìm ra những tên phù hợp hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê các Công ty tƣ vấn chuyền về lĩnh vực này. Hãy bắt đầu chống lại những ngƣời bắt chƣớc ngay từ lúc tạo ra nhãn hiệu và cách sử dụng chúng trên sản phẩm, dịch vụ. Không nên sử dụng những ký hiệu, những từ thông dụng, khả năng phân biệt và nhận biết yếu để làm nhãn hiệu vì khả năng bị sao chép, bắt chƣớc bao giờ cũng lớn hơn khi sử dụng một dấu hiệu đặc trƣng hay một từ đặc biệt. Một vấn đề khác là nhãn hiệu cũng rất cần đơn giản vì nếu chúng ta sử dụng một nhãn hiệu đơn giản nhƣ là cái dấu phảy của NiKe thì việc đối thủ bắt chƣớc hay chuyện ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn bao giờ cũng khó khăn hơn dùng những dấu hiệu phức tạp khác.

- Các doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các cuộc thi rộng rãi về việc đặt tên cho doanh nghiệp, cho sản phẩm, sáng tạo biểu tƣợng (logo).... Đây vừa là hình thức quảng bá cho doanh nghiệp, vừa lựa chọn đƣợc những tên, biểu tƣợng độc đáo, ƣu việt nhất.

Vấn đề cũng rất quan trọng là doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc các phƣơng pháp quảng bá nhãn hiệu hiệu quả. Dù đã muộn, nhƣng ngay từ bây giờ các doanh

nghiệp Việt Nam nên đầu tƣ cho việc quảng bá nhãn hiệu, xây dựng một chỗ đứng trong lòng tin của ngƣời tiêu dùng.

- Trƣờng hợp bị xâm phạm nhãn hiệu phải cân nhắc lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất. Trƣớc hết các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống các hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá vì quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ đó hành động tích cực trong việc hợp tác với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh này.

Các doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp, vì các cơ quan chức năng không đủ lực lƣợng để phát hiện hộ. Chúng ta cần học tập các doanh nghiệp nƣớc ngoài, họ có những ngƣời chuyên phụ trách vấn đề này, kiểm soát thị trƣờng để phát hiện các vụ vi phạm họ thu thập đầy đủ bằng chứng rồi mới nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng.

Để tự bảo vệ mình khỏi nạn làm hàng giả các doanh nghiệp hãy thực hiện xác lập quyền sở hữu của mình, thực hiện dán tem chông hàng giả, tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ, quản lý chặt chẽ hệ thống bán hàng, theo dõi và phát hiện những sản phẩm có dấu hiệu làm giả.

Trong trƣờng hợp nhãn hiệu bị doanh nghiệp nƣớc ngoài đăng ký trƣớc, doanh nghiệp nên cần nhắc một cách kỹ càng để giải quyết một cách hợp lý nhất. Doanh nghiệp có thể thƣơng luợng về nhãn hiệu. Nếu không thƣơng lƣợng hoặc không đạt đƣợc thƣơng lƣợng thì có thể khởi kiện. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải đổi nhãn hiệu nếu hai biện pháp trên quá tốn kém so với việc xây dựng một nhãn hiệu mới.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Xu thế này đang lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hƣớng ấy. Những cơ hội, những thách thức của quá trình toàn cầu hoá đang đặt ra đang đặt ra trƣớc các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam những bài toán phức tạp. Các quốc gia tuỳ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của mình phải tự chọn cách thức, lộ trình cho sự hội nhập của mình để tranh thủ đƣợc các vận hội và vƣợt qua thử thách của quá trình toàn cầu hoá. Hệ thống pháp luật nói chung và về SHTT nói riêng của việt Nam đƣợc xây dựng trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong việc xoá bỏ cơ chế pháp lý của thời kinh tế tập trung bao cấp, tạo lập đƣợc cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng so với các yêu cầu, đòi hỏi và các thách thức về phƣơng diện luật pháp trong bối cảnh quốc tế hiện nay với các không gian pháp lý mới đang đƣợc xác lập thì pháp luật về SHTT của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và vì vậy việc đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam trong sự so sánh với các điều ƣớc quốc tế và pháp luật của một số nƣớc công nghiệp nghiệp để từ đó tìm ra những điểm đã tƣơng thích, những điểm chƣa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế để từ đó có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập, còn thiếu góp phần hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung và NHHH nói riêng của Việt Nam. Công trình khoa học này là một đóng góp bƣớc đầu của tác giả đối với việc bảo hộ quyền sở hữu NHHH đang rất bức xúc ở Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

A. Văn bản pháp luật Việt Nam (xếp theo thứ tự thời gian)

1. Bộ luật Dân sự nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1995.

2. Nghị định số 63/CP của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 21/5/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

3. Thông tƣ số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

4. Quy định số 308/ĐK ngày 11/6/1997 của Cục SHCN về hình thức, nội dung các loại đơn về SHCN.

5. Bộ Luật hình sự nƣớc CHXHCNVN 1999.

6. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

7. Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng gi ả.

8. Thô ng tƣ liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thƣơng mại, Tài chính, Công an, Khoa học, công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg

9. Thông tƣ số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

10. Thông tƣ số 49/2001/TT-BKHCNMT ngày 14/9/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tƣ số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

11. Luật hải quan năm 2001.

12. Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

13. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

14. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan năm 2005.

B. Điều ƣớc quốc tế và văn bản pháp luật nƣớc ngoài

16. Công ƣớc Paris năm 1883 về bảo hộ SHCN đƣợc sửa đổi tại Stockholm năm 1967

17. Thoả ƣớc Madrid năm 1981 về đăng ký quốc tế NHHH đƣợc sửa đổi năm 1979.

18. Thoả ƣớc về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) 1994

19. Hiệp định thƣơng mại giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thƣơng mại (13/07/2000).

20. Quy định số 40/1994 của Hội đồng Châu Âu ban hành ngày 20/12/1993.

21. Luật nhãn hiệu hàng hoá Nhật Bản (Tài liệu theo bản dịch của Cục SHTT cung cấp)

22. Luật nhãn hiệu hàng hoá c ủa Hoa Kỳ năm 1946 (Tài liệu theo bản dịch của Cục SHTT cung cấp )

23. Bộ luật sở hữu trí tuệ của Cộng hoà Pháp (phần NHHH) (Tài liệu theo bản dịch của Cục SHTT cung cấp )

24. Luật nhãn hiệu hàng hoá của nƣớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Tài liệu theo bản dịch của Cục SHTT cung cấp).

II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, B ÀI B ÁO (xếp theo tên tác giả)

25. Báo Pháp luật và đời sống, Cục xúc tiến thƣơng mại- Bộ Thƣơng mại (2004), Kỷ yếu Hội thảo "Hành lang pháp lý cho thương hiệu Việt Nam" Hà Nội, tháng 2/2004, tr. 55.

26. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin (2004), Báo cáo tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Kỷ yếu báo cáo chính trị và các tham luận tại Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tr. 5, 13.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 128 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)