CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU NHHH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.2 CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU NHHH

Quyền sở hữu tài sản nói chung và quyền sở hữu NHHH nói riêng là quyền dân sự tuyệt đối của mọi tổ chức, cá nhân. Quyền này theo quy định của pháp luật dân sự và theo thông lệ quốc tế thì tất cả mọi ngƣời đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của ngƣời khác, không ai đƣợc thực hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền sở hữu tuyệt đối đó. Để bảo vệ quyền sở hữu NHHH của chủ sở hữu, Nhà nƣớc đã sử dụng pháp luật nhƣ một công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu NHHH. Một mặt, pháp luật quy định phạm vi các quyền của chủ sở hữu NHHH và mặt khác quy định các hành vi xâm phạm đến quyền năng đó sẽ phải ghánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo các chế tài của pháp luật dân sự. Chính sự bảo hộ này của pháp luật đã giúp cho chủ sở hữu thực hiện tốt các quyền của mình trên thực tế. Vì vậy, bảo vệ quyền sở hữu NHHH chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với các hành vi ứng xử của con ngƣời, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu hợp pháp NHHH. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tất cả các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu NHHH hợp pháp của chủ sở hữu đã đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ đều bị xem là những hành vi bất hợp pháp; là trái với quy định của pháp luật và đều bị xử lý theo mức độ vi phạm, phải gánh chịu hậu quả do hành vi xâm phạm đó gây ra.

Để việc bảo vệ quyền sở hữu NHHH đạt đƣợc hiệu quả cao thì bản thân những ngƣời chủ sở hữu hoặc ngƣời có quyền sử dụng NHHH đó phải có biện pháp tự bảo vệ mình. Vì hơn ai hết, ngƣời chủ sở hữu NHHH là ngƣời đầu tiên phát hiện ra vi phạm quyền sở hữu của mình bị xâm phạm. Do đó, để bảo vệ quyền lợi ích thiết thân c ủa mình, trong thực tế đã có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh tiên shành áp dụng các biện pháp nhƣ: hƣớng dẫn cho ngƣời tiêu dùng biết cách nhận ra sản phẩm của mình, tạo áp lực và dƣ luận về các trƣờng hợp vi phạm, quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở in ấn nhãn hiệu của mình, thông báo cho bên xâm phạm biết đƣợc nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ.

So với hình thức bảo vệ thông qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì hình thức tự bảo vệ của các chủ sở hữu NHHH – ngƣời có quyền lợi bị xâm phạm trong trƣờng hợp này mang tính tự do hơn, tuy nhiên có những giới hạn nhất định về phạm vi xử sự đƣợc quy định bởi pháp luật. Cho đến nay, hình thức này ít đƣợc áp dụng hơn so với hình thức bảo vệ thông qua cơ quan nhà nƣớc, bởi lý do: việc áp dụng hình thức này có ít hiệu quả hơn đối với tài sản hữu hình. Đặc trƣng vô hình của quyền sở hữu NHHH trong đa số các trƣờng hợp luôn luôn là nguyên nhân làm cho việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ mang lại hiệu quả hơn, đặc biệt là trong điều kiện chủ thể có quyền không có đầy đủ những điều kiện nhất định về thông tin, nguồn nhân lực, tài chính và đặc biệt là những công cụ pháp lý rõ ràng và minh bạch để tiến hành "đối chất" với những ngƣời vi phạm. Nếu tính đến tình trạng quá tải trong ho ạt động xử lý các vi phạm về SHTT bởi hệ thống các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và đặc biệt xuất phát từ suy luận đơn giản là không ai quan tâm tới tài sản hơn chính là chủ của tài sản đó, vì vậy chúng ta nên bắt đầu chú trọng tới việc khai thác những lợi thế của hình thức tự bảo vệ quyền SHTT. Luật SHTT nên có quy định riêng liên quan đến quyền và nghĩa vụ tự bảo vệ của ngƣời nắm giữ quyền; nội dung quyền tự bảo vệ; nghĩa vụ của ngƣời nắm giữ quyền, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.

Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền mà bên vi phạm vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm, thì chủ sở hữu có thể gửi đơn và các chứng cứ chứng minh lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo các biện pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)