SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 112)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ chiến lƣợc cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay của Nhà nƣớc ta. Trong các thiết chế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, đặc biệt là ASEAN và WTO, SHTT luôn có một vai trò đặc biệt hết sức quan trọng và giữ vị trí trung tâm. Mục tiêu của việc bảo hộ quyền SHTT đã đƣợc Tổ chức thƣơng mại thế giới cam kết theo đuổi, đó là "giảm sai lệch thương mại và các rào cản đối với thương mại quốc tế...thúc đẩy việc bảo hộ và thoả đáng quyền SHTT, và bảo đảm rằng bản thân các biện pháp và thủ tục thực thi quyền SHTT sẽ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp" (Lời nói đầu của Hiệp định TRIPs).

Nhƣ vậy, xét trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và xem quyền SHTT là động lực thúc đẩy kinh tế thƣơng mại và văn hoá xã hội thì việc bảo hộ quyền SHTT là một chiến lƣợc đúng đắn nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, nhất là đối với Việt Nam- một nƣớc đang có trình độ phát triển thấp. Sau gần 20 năm xây dựng, củng cố và điều chỉnh, đến nay, Nhà nƣớc ta đã thiết lập một hệ thống bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ khá đầy đủ, căn bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và đã phần nào phát huy đƣợc hiệu quả.

Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả theo yêu c ầu TRIPs, hệ thố ng bảo hộ quyền SHTT của chúng ta đang đứng trƣớc những thách thức và đòi hỏi lớn. Sự không phù hợp của các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các quy định cơ bản và yêu cầu của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết đặt ra yêu cầu phải sửa đổi để hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung và về NHHH nói riêng. Các cam kết quốc tế và thực tiễn bảo hộ SHTT quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên bảo đảm thực thi hiệu quả các quy định bảo vệ quyền SHTT trong phạm vi quốc gia mình, cung cấp hệ thống bảo đảm thực thi hiệu quả ngăn chặn các vi phạm quyền SHTT mà không gây hạn chế cho các hoạt động thƣơng mại, đảm bảo quyền khiếu kiện và quyền khiếu nại cho nguyên đơn và bị đơn khi xảy ra tranh chấp hay quyền sở hữu bị xâm phạm. Xây dựng hệ thống quy định rõ ràng về trình tự, các thủ tục tố tụng, các thủ tục và biện pháp xử lý hành chính, hình sự để ngăn chặn các hành vi vi phạm. Các thủ tục này phải hợp lý và đơn gi ản, chi phí thấp, không gây phiền hà đến các bên liên quan. Có hệ thống cơ quan hải quan kiểm soát biên giới có hiệu quả để chống hàng giả hay những hàng hoá vi phạm quyền SHTT lƣu thông gi ữa các quốc gia. Hệ thống tƣ pháp phải đƣợc xây dựng đủ mạnh để có thể xét xử, đánh giá thiệt hại, xác định mức độ đền bù và đảm bảo khả năng thi hành án đối với việc xử lý các tranh chấp đồng thời hệ thống đảm bảo thực thi phải đủ khả năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp tạm thời nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, hạn chế thiệt hại của ngƣời vi phạm và tạo điều kiện cho cơ quan điều tra thu thập chứng cứ.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia phê chuẩn hầu hết các hiệp ƣớc, công ƣớc và các thoả thuận quốc tế về bảo vệ quyền SHTT. Các quy định của các công ƣớc quốc tế và hiệp định TRIPs về cơ bản đã đƣợc nội luật hoá tại Việt Nam. Phần thứ IV của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã không đƣợc quy định trong Bộ Luật Dân sự sửa đổi năm 2005, đồng thời Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ chuẩn bị đƣợc thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới về cơ bản đã khắc phục đƣợc những tồn tại về pháp luật nội dung trong hệ thống pháp luật SHTT nói chung và pháp luật NHHH nói riêng hiện nay.

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thiết yếu là phải hoàn thiện để hội nhập nhƣng phải phù hợp với đặc điểm riêng c ủa Việt Nam. Yếu tố quan trọng nhất làm nên nét riêng của thực tiễn Việt Nam là trình độ phát triển và tiềm lực kinh tế vẫn còn yếu, tính năng động và đa dạng của nền kinh tế chƣa cao, nếu quá nóng vội để hoàn thiện ngay lập tức khung pháp lý về NHHH theo chuẩn mực chung của quốc tế và các chuẩn mực do các nƣớc phát triển đặt ra thì có thể sẽ không phù hợp. Do đó khi xây dựng một khung pháp lý về NHHH của riêng mình cũng c ần phải chú ý tới sự phù hợp cần thiết với các cam kết quốc tế đa phƣơng và song phƣơng mà Việt Nam tham gia đồng thời phải phản ánh đƣợc các điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ dân trí hiện tại của Việt Nam. Cụ thể trong thời gian tới, các văn bản về SHCN phải bao gồm những nội dung căn bản sau đây:

- Các quy định về nội dung, phạm vi, thời hạn của các loại quyền SHCN phải rõ ràng hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

- Trình tự, thủ tục xác lập quyền phải hoàn toàn công khai, đơn giản, bình đẳng cho mọi chủ thể có nhu cầu đăng ký phù hợp với các thủ tục phổ biến trên thế giới, ngƣời đăng ký phải đƣợc tạo cơ hội có ý kiến về kết quả xử lý đơn đăng ký của mình.

- Phải có đầy đủ các chế tài cần thiết bảo đảm quyền của các chủ thể đƣợc thực thi nhất là các chế tài nhằm xử lý kịp thời, thoả đáng các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền, thủ tục và trình tự thực hiện các chế tài nói trên phải công khai, hợp lý, đơn giản và có hiệu quả

Hệ thống đảm bảo thực thi cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Kết hợp chặt chẽ các biện pháp chế tài dân sự, hình sự và hành chính trên cơ sở phân biệt rõ ranh giới sử dụng từng loại chế tài.

- Có đầy đủ các quy phạm về trình tự, thủ tục xử lý các tranh chấp liên quan đến quyền SHCN trong đó có trình tự tố tụng dân sự và trình tự hành chính giải quyết tranh chấp.

- Đảm bảo để các chế tài đã quy định trong các quy phạm phải đƣợc sử dụng khi cần thiết, các quyết định của các cơ quan phải đảm bảo tính chính xác, thoả đáng, phù hợp pháp luật.

- Phải đảm bảo các biện pháp xử lý các trƣờng hợp vi phạm đƣợc tiến hành nhanh chóng, công bằng đồng thời có khả năng ngăn chặn các hành vi vi phạm từ trƣớc khi xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)