BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 89)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.2.2 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU NHHH BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp dân s ự là phƣơng thức bảo vệ quyền toàn diện nhất. Bởi vì, phƣơng thức này vừa ngăn chặn đƣợc hành vi vi phạm, vừa có thể khắc phục đƣợc đầy đủ thiệt hại, lại vừa răn đe đƣợc ngƣời vi phạm bằng việc đặt ngƣời này vào tình trạng bất lợi về tài sản. Ngoài ra, phƣơng thức này cũng là phƣơng thức có thể áp dụng rộng rãi nhất, linh ho ạt nhất, bởi cá nhân, tổ chức khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là có thể khởi kiện để yêu c ầu Toà án bảo vệ.

Với những ƣu điểm trên, phƣơng thức này là sự lựa chọn hàng đầu của các chủ sở hữu NHHH ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, nhƣng nhƣ chúng ta đã biết, tình huống này hoàn toàn trái ngƣợc ở Việt Nam. Hiện tại ở nƣớc ta, phƣơng thức hành chính đang chiếm ƣu thế trong việc bảo vệ chủ sở hữu NHHH trƣớc những hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Để bảo vệ quyền sở hữu nói chung và quyền SHCN trong đó có NHHH nói riêng, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã ghi nhận nhiều phƣơng thức kiện dân sự khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH. Tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể cũng nhƣ tuỳ thuộc vào yêu cầu của ngƣời khởi kiện mà có thể áp dụng phƣơng thức hiện phù hợp. NHHH là một loại tài sản vô hình, vì vậy ngƣời ta không thể áp dụng phƣơng thức kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) đối với loại tài sản này. Thông thƣờng khi bị xâm phạm quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH, cá nhân, tổ chức bị vi phạm có thể lựa chọn một trong hai phƣơng thức kiện sau đây:

- Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH.`

Trƣớc tiên, chủ sở hữu NHHH có quyền tự bảo vệ mình, yêu cầu ngƣời có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi đó. Nếu những ngƣời vi phạm không tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm thì chủ sở hữu NHHH có quyền yêu cầu Toà án giải quyết để bảo vệ.

Theo phƣơng thức này thì chủ sở hữu hoặc ngƣời sử dụng NHHH chỉ cần đƣa ra đƣợc những chứng cứ về hành vi xâm phạm quyề n sở hữu, quyền sử dụng NHHH của bên bị đơn. Hành vi xâm phạm có thể chƣa gây thiệt hại nhƣng có nguy cơ sẽ gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc ngƣời sử dụng hợp pháp NHHH.

Trong quá trình giải quyết vụ án, để ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm có thể gây ra những hậu quả xấu, gây thiệt hại cho nguyên đơn, tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bộ Luật tố tụng dân sự quy định cụ thể những trƣờng hợp có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đƣơng sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục đƣợc hoặc để đảm bảo thi hành án. Trong trƣờng hợp vi phạm quyền sở hữu NHHH những trƣờng hợp có thể áp dụng biện pháp khẩu cấp tạm thời có thể là: Hàng hoá có dấu hiệu vi phạm NHHH đang chuẩn bị đƣa vào lƣu thông tại thị trƣờng trong nƣớc hoặc đang làm thủ tục hải quan để xuất, nhập khẩu...

Biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong những vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu NHHH có thể là: “Cấm hoặc buộc đƣơng sự thực hiện hành vi nhất định". Toà án có thể ra các quyết định cấm nhƣ: Quyết định cấm bán, vận chuyển hàng hoá vi phạm hoặc có nghi ngờ vi phạm; Quyết định cấm không cho nhập khẩu hoặc vi phạm hoặc nghi ngờ vi phạm đang làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan vào lƣu thông trong thị trƣờng nội địa vv... Quyết định buộc đƣơng sự phải thực hiện một số hành vi nhất định có thể là: Kê biên hàng hoá xâm phạm, phƣơng tiện sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm...

Sau quá trình điều tra, xét xử vụ án, căn cứ trên những sự kiện thực tế, yêu cầu của đƣơng sự, dựa trên những quy định của pháp luật, nếu xác định rõ bị đơn đã có hành vi trái pháp luật, ngăn cản chủ sở hữu, ngƣời sử dụng hợp pháp NHHH trong việc thực hiện quyền năng hợp pháp của họ thì tòa án có thể ra bản án quyết định buộc ngƣời vi phạm phải chấm dứt hành vi đó.

Hiệp định TRIPs của WTO và hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đều có yêu cầu chi tiết về biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo đảm thực thi quyền SHTT nhƣ sau:

- Áp dụng khi cần thiết phải ngăn chặn hành vi xâm phạm xảy ra và ngăn chặn hàng hoá vào lƣu thông thƣơng mại, kể cả hàng hoá nhập khẩu vào lƣu thông trong nƣớc, và để bảo toàn các chứng cứ về hành vi bị nghi ngờ xâm phạm;

- Áp dụng ngay theo yêu c ầu của chủ thể quyền mà không cần nghe ý kiến của bên bị áp dụng trong trƣờng hợp mà bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể gây ra thiệt hịa không thể khắc phục đƣợc cho bên chủ thể quyền hoặc nếu có nguy cơ rõ ràng rằng chứng cứ đang bị thủ tiêu với điều kiện bên bị phải đƣợc thông báo không chậm trễ sau khi bị áp dụng các biện pháp tạm thời đó và có quyền khiếu nại để yêu cầu thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp này.

- Áp dụng trƣớc khi khởi kiện, với điều kiện sẽ bị bãi bỏ nếu không khởi kiện thời hạn nhất định.

Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình thực thi quyền SHTT, đặc biệt là đối với việc ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá vi phạm vào các kênh thƣơng mại và bảo vệ chứng cứ liên quan hành vi xâm phạm. Nhằm vào những mục đích này, Hiệp định TRIPs, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ đều có các quy định cho phép các cơ quan tƣ pháp được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng. Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là một biện pháp cần thiết để bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện quyền khởi kiện một cách đúng đắn, bởi vì trong nhiều trƣờng hợp nếu không xác minh một số thông tin nhất định thì không thể quyết định khởi kiện và nếu không có chứng cứ thích hợp thì không thể khởi kiện. Bộ luật TTDS đã có quy định chi tiết về biện pháp khẩn cấp tạm thời với việc nộp đơn khởi kiện nhƣ đã nêu ở trên, tuy nhiên có một điểm không phù hợp với các yêu cầu của TRIPs và BTA là Bộ luật chỉ cho phép yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn kiện, chứ không phải là trƣớc khi khởi kiện nhƣ yêu cầu của TRIPs và BTA. Việc quy định nhƣ vậy là vẫn không hoàn toàn phù hợp với Điều 50 của Hiệp định TRIPs. Những thiếu sót này sẽ phần nào làm giảm đi hiệu quả của các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng nhƣ hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp về SHTT nói chung và sở hữu NHHH nói riêng trong tố tụng dân sự. Cũng tại Điều 50 của Hiệp định TRIPs đã quy định việc áp dụng các biện pháp

khẩn cấp tạm thời chỉ đƣợc thực hiện trong một thời hạn nhất định, theo yêu cầu của bị đơn lệnh áp dụng biện pháp tạm thời đƣợc xem xét lại, trong đó có cả việc nghe bị đơn trình bày ý kiến để đi đến quyết định sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên biện pháp đó. Nội dung này cũng đã không đƣợc quy định trong Bộ Luật TTDS.

Để đáp ứng các yêu cầu của TRIPs và BTA, Dự thảo Luật SHTT đã bổ sung khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng. Biện pháp này đƣợc bảo đảm chống lạm dụng bằng một loạt quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu.

- Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại:

Bồi thƣờng thiệt hại là một chế tài dân sự quan trọng nhất đối với việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu SHTT nói chung và NHHH nói riêng.

TRIPs (Điều 45) và BTA (Điểm d và e khoản 2 và khoản 3 Điều 12) yêu cầu phải dành cho cơ quan tố tụng thẩm quyền buộc ngƣời xâm phạm bồi thƣờng thiệt hại cho chủ thể nắm giữ quyền SHTT dƣới hình thức trả một khoản tiền đủ để bù thiệt hại do hành vi xâm phạm gây nên (kể cả các khoản chi phí tố tụng, nhƣ phí thuê luật sƣ) và các khoản lợi nhuận nếu chƣa đƣợc tính vào thiệt hại thực tế; hoặc trả khoản bồi thƣờng theo mức luật định. TRIPs (khoản 2 Điều 45) cho phép (nhƣng không bắt buộc) dành cho cơ quan tố tụng thẩm quyền buộc bồi thƣờng theo mức luật định. Riêng BTA bắt buộc áp dụng cơ chế này đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 1995 của Việt Nam quy định: “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở huữ, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”. Do tính chất đặc biệt của quyền sở hữu NHHH nên những ngƣời có quyền lợi hợp pháp liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu là chủ sở hữu và ngƣời có quyền sử dụng NHHH thông qua hợp đồng là ngƣời có quyền kiện đòi ngƣời vi phạm phải bồi thƣờng toàn bộ những thiệt hại xẩy ra. Việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là một biện pháp đền bù nhằm khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị thiệt hại của chủ sở hữu, ngƣời sử dụng hợp pháp. Phƣơng thức kiện này xuất phát từ nguyên tắc “đền bù tƣơng đƣơng” trong luật dân sự.

Tuy nhiên, một trong những lý do dẫn đến phƣơng thức kiện dân sự của pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế là những quy định về pháp luật bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp quyền SHCN bị xâm phạm chƣa đầy đủ và thiếu khả năng áp dụng trong thực tế. Pháp luật Việt nam chƣa có quy định cụ thể về cách thức xác định thiệt hại để tính mức bồi thƣờng phù hợp. Mặc dù pháp luật dân sự có quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng tại chƣơng 5 phần 3 BLDS nhƣng quy định này chủ yếu vẫn đƣợc xây dựng để áp dụng đối với tài sản hữu hình mà quyền SHCN là một loại tài sản vô hình. Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào những quy định này để giải quyết vấn đề thì sẽ không thoả đáng.

Hơn nữa, về nguyên tắc, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh mức độ thiệt hại thực tế và những hậu quả mà mình phải ghánh chịu do hành vi xâm phạm quyền SHCN gây ra. Tuy nhiên, để chứng minh đƣợc điều này là không đơn giản, nhất là những thiệt hại về việc giảm sút uy tín do hành vi xâm phạm quyền SHCN gây ra.

Thực tế hiện nay, các Toà án rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề về bồi thƣờng thiệt hại cho nguyên đơn. Toà án thƣờng lảng tránh vấn đề này bằng việc bác yêu cầu đồi bồi thƣờng của nguyên đơn do chƣa có đủ chứng cứ để xem xét hoặc nếu có giải quyết thì thƣờng là chƣa thoả đáng. Hơn nữa hiện nay pháp luật chƣa quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền giám định thiệt hại nhằm bảo đảm quyền trƣng cầu giám định của Toà án cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của các đƣơng sự.

Quy định về bồi thƣờng thiệt hại là một trong những ƣu thế đặc thù của phƣơng thức kiện dân sự. Tuy nhiên, những hạn chế trên khiến các quy định pháp luật về vấn đề này khó đƣợc áp dụng trên thực tế, làm giảm hiệu quả của việc bảo vệ quyền quyền SHCN đối với NHHH bằng phƣơng thức kiện dân sự.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)