QUYỀN SỬ DỤNG NHHH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.1.1 QUYỀN SỬ DỤNG NHHH

Quyền năng quan trọng nhất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu là quyền "sử dụng". Hiệp định TRIPs/BTA: quy định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm ngƣời thứ ba khi không có sự đồng ý c ủa mình thì không đƣợc sử dụng dấu hiệu trùng ho ặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cho hàng hoá/dịch vụ trùng ho ặc tƣơng tự với những hàng hoá/dịch vụ đƣợc đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng nhƣ vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn.

* Các quyền liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu

Là những quyền phổ biến nhất và đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên nhất đối với các chủ nhãn hiệu, đó là độc quyền gắn NHHH đƣợc bảo hộ lên hàng hoá, công-ten-nơ chứa hàng hoá, bao bì, nhãn mác hàng hoá, dịch vụ của mình, đƣợc sử dụng nhãn hiệu của mình trong quảng cáo, trong các tài liệu giao dịch kinh doanh, các tài liệu phục vụ kinh doanh... Thông qua việc thực hiện các quyền này chủ NHHH có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

Chính vì vậy, bảo vệ sự độc quyền sử dụng NHHH cũng chính là bảo vệ quyền lợi thiết thực nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có chủ sở hữu mới là ngƣời có quyền khai thác tính năng, công dụng và những giá trị vật chất từ nhãn hiệu đó. Việc các chủ thể khác sử dụng trái pháp luật NHHH rõ ràng là sẽ gây cho chủ sở hữu NHHH những thiệt hại đáng kể.

Chủ sở hữu nhãn hiệu đƣợc bảo hộ có đầy đủ các quyền năng đối với tài sản vô hình là NHHH của mình nhƣ chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, để lại thừa kế hay từ bỏ quyền đối với NHHH. Pháp luật Việt Nam quy định về thủ tục cũng nhƣ nội dung việc chuyển giao rất chặt chẽ. Về mặt thủ tục, hợp đồng chuyển giao sẽ phải trải

qua thủ tục đăng ký và phê duyệt của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Cơ quan đó có thể chính là cơ quan đăng ký hoặc cơ quan chuyên trách khác tuỳ theo quy định từng quốc gia và tuỳ theo nội dung hợp đồng. Về mặt nội dung, hợp đồng chuyển giao thƣờng không đƣợc chứa đựng những điều khoản trái với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền. Khi chuyển giao quyền sở hữu, chủ nhãn hiệu trao toàn bộ quyền của mình đối với NHHH cho ngƣời khác, tƣơng tự khi để thừa kế NHHH. Còn khi từ bỏ NHHH, chủ nhãn hiệu cho phép tất cả những ngƣời khác cùng có cơ hội nhƣ nhau trong việc sử dụng NHHH.

* Các quyền liên quan đến các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn.

Chủ NHHH có quyền đƣa sản phẩm có gắn nhãn hiệu đƣợc bảo hộ ra thị trƣờng, nhập khẩu hàng hoá mang nhãn vào thị trƣờng nội địa ho ặc xuất khẩu hàng hoá có gắn nhãn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Không chỉ riêng chủ NHHH thực hiện quyền này mà còn rất nhiều những ngƣời khác đƣợc chủ NHHH cho phép cũng cùng thực hiện quyền này.

Theo pháp luật Việt Nam, quyền này của chủ NHHH đƣợc quy định tại Kho ản 3 Điều 34 Nghị định 63/CP. Theo đó, chủ NHHH có quyền lƣu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang NHHH đƣợc bảo hộ.

Chủ sở hữu NHHH theo quy định của các nƣớc có nền kinh tế phát triển cao nhƣ EU cũng có đầy đủ các quyền này, tuy nhiên pháp luật EU xác định rất rõ giới hạn quyền của chủ sở hữu NHHH trong quá trình lƣu thông s ản phẩm. Một khi ngƣời chủ NHHH đã đƣa hàng hoá ra thị trƣờng với nhãn hiệu đã đăng ký, họ sẽ không có quyền ngăn cản việc lƣu thông hàng hoá trong quá trình thƣơng mại. Điều này là cốt lõi của một khái niệm gọi là “sử dụng hết quyền” hay “vắt kiệt quyền” đối với NHHH (Điều 13 Quy định số 40 của Cộng đồng châu Âu).

Theo đó, sau khi hàng hoá mang nhãn đã đƣợc đƣa ra một thị trƣờng xác định bởi ngƣời chủ nhãn ho ặc với sự đồng ý của ngƣời chủ nhãn thì chủ sở hữu sẽ không có quyền ngăn cản hay can thiệp vào quá trình lƣu thông của hàng hoá trên thị trƣờng.

Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với quyền đƣa sản phẩm mang nhãn lần đ ầu tiên ra thị trƣờng dƣới tên nhãn đã đăng ký. Bên cạnh đó quyền gắn nhãn mác

trên hàng hoá, bao bì, công-ten-nơ v.v.. vẫn tồn tại. Vì thế ngƣời chủ nhãn vẫn có quyền phản đối các hành vi vi phạm đến những quyền này chẳng hạn nhƣ việc đóng gói lại sản phẩm mang nhãn, việc tháo nhãn ra khỏi hàng hoá, hay việc chuyển nhƣợng tiếp theo nhãn hiệu của mình mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Thay đổi nội dung sản phẩm và bán sản phẩm theo đúng nhãn đã đăng ký về nguyên tắc cũng quan trọng nhƣ gắn nhãn lên s ản phẩm lần đầu tiên, tức là nó cũng tạo cho ngƣời tiêu dùng ấn tƣợng rằng sản phẩm đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi ngƣời chủ nhãn và đƣợc gắn nhãn của ngƣời đó. Nếu điều này không đƣợc thực hiện đúng thì ngƣời chủ có quyền can thiệp và ngăn chặn [33; tr. 74].

2.3.1.2 Quyền cấm người khác sử dụng NHHH đã được bảo hộ

Chủ NHHH có quyền phản đối bất kỳ việc sử dụng nào đối với NHHH c ủa mình đã đăng ký bảo hộ khi các nhãn hiệu đó bị gắn lên các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tƣơng tự hay sử dụng nhãn hiệu đó trong quảng cáo, tài liệu giao dịch.v.v. Để bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng tránh cho họ nguy cơ bị nhầm lẫn, việc bảo hộ cho chủ nhãn hiệu mở rộng tới cả quyền cấm ngƣời khác sử dụng hoặc phải dừng ngay hành vi gắn các nhãn hiệu tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu lên các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, chủ NHHH đƣợc bảo hộ không có quyền phản đối việc sử dụng NHHH c ủa mình hay nhãn tƣơng tự một cách vô điều kiện, việc bảo hộ này chỉ đƣợc áp dụng một cách tự động đối với mọi sản phẩm đã đ ựơc đăng ký trong thời gian văn bằng bảo hộ còn hiệu lực. Đối với hàng hoá tuy đăng ký gắn nhãn nhƣng lại không sử dụng trên thực tế thì không đƣợc áp dụng sự bảo hộ này. Bởi vì lúc này việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ đi ngƣợc lại lợi ích công chúng.

Quyền chấm dứt các hành vi vi phạm NHHH là quyền của chủ NHHH. Vì thế cần phải quy định trực tiếp là chủ NHHH có quyền đó. Bản thân quyền đó không phải là quyền của nhà nƣớc mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ nhân danh nhà nƣớc, theo yêu cầu của chủ NHHH để tiến hành các hành vi cụ thể nhằm ngăn cản ngƣời khác vi phạm quyền NHHH của chủ nhãn mà thôi.

2.3.2 Nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu NHHH

Nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu NHHH là nghĩa vụ sử dụng NHHH đã đƣợc bảo hộ. Vấn đề sử dụng NHHH trong thực tiễn đều đƣợc quy định trong hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT c ủa các quốc gia trên thế giới. Mục đích của việc bảo hộ NHHH trong hệ thống pháp luật về SHTT không phải là việc giữ độc quyền việc sử dụng một NHHH mà chính là lợi ích kinh tế phát sinh từ vịêc khai thác NHHH đối với chủ nhãn nhiệu và đối với cộng đồng. Sẽ là vô nghĩa từ góc độ kinh tế nếu bảo hộ những NHHH đã đƣợc đăng ký nhƣng lại không đƣợc đƣa vào sử dụng. Vì vậy, vấn đề sử dụng NHHH trong thực tiễn đã đƣợc quy định ngay từ khi tiếp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ NHHH. Pháp luật của các nƣớc đều quy định chủ NHHH khi xin đăng ký NHHH phải có ý định sử dụng NHHH hoặc đã sử dụng NHHH và sau khi đăng ký phải có nghĩa vụ đƣa NHHH đã đăng ký vào sử dụng. Đồng thời pháp luật các nƣớc cũng quy định cho chủ NHHH một thời gian để thực hiện nghĩa vụ này - Đây đƣợc hiểu là kho ảng thời gian tối đa mà chủ NHHH có quyền không sử dụng liên tục NHHH đã đƣợc bảo hộ nhƣng vẫn bảo tồn đƣợc quyền SHCN của mình với NHHH đó. Một vấn đề đặt ra là các hành vi liên quan đến việc sử dụng NHHH rất phong phú, trên thực tế ngƣời ta có thể gắn NHHH trên các sản phẩm, dịch vụ, quảng bá NHHH trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, sử dụng nhãn hiệu trong các hoạt động kinh doanh, trong các giấy tờ giao dịch v.v… và không phải trong mọi trƣờng hợp bất cứ hành vi sử dụng NHHH nào cũng đƣợc pháp luật công nhận, mà chỉ những hành vi sử dụng NHHH hợp lệ mới đƣợc pháp luật công nhận là hoàn tất nghĩa vụ sử dụng NHHH.

Pháp luật Việt Nam cũng quy định thời hạn không s ử dụng NHHH là 5 năm liên tục, không công nhận hành vi chuyển giao nhãn hiệu là hành vi s ử dụng và việc sử dụng NHHH do bên nhận chuyển giao NHHH thực hiện đƣợc là hành vi s ử dụng hợp thức NHHH để hoàn tất nghĩa vụ sử dụng NHHH. Theo điều 28 khoản 1 điểm c Nghị định 63/CP: chủ NHHH không sử dụng nhãn hiệu của mình đối với hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký trong thời gian 5 năm liên tục thì có thể bị kiện và hiệu lực của Văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điểm a, khoản 1 Điều 796 và điểm a, khoản 1 Điều 797 BLDS sử dụng NHHH( nay đƣợc quy định tại điều 269 Dự thảo Luật SHTT) là việc thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây đối với đối tƣợng bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh:

- Gắn NHHH, tên gọi xuất xứ hàng hoá đƣợc bảo hộ lên hàng hoá, bao bì, hàng hoá, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lƣu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang NHHH, tên gọi xuất xứ đựơc bảo hộ; và

- Nhập khẩu hàng hoá mang NHHH, tên gọi xuất xứ đƣợc bảo hộ.

Quy định về việc sử dụng NHHH theo pháp luật Việt Nam nhƣ trên không chặt chẽ và đầy đủ. Việt Nam chỉ yêu cầu hành vi thuộc một trong ba loại trên nhằm mục đích kinh doanh là có thể đƣợc coi là sử dụng NHHH. Có nghĩa là chủ NHHH chỉ cần in nhãn hiệu lên các giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh là có thể đƣợc coi là hoàn thành nghĩa vụ sử dụng NHHH. Việt Nam cũng chƣa quy định trƣờng hợp sử dụng nhãn hiệu có sự đồng ý của chủ nhãn nhƣ ngƣời đƣợc uỷ quyền, đại lý hay công ty thành viên… là việc sử dụng NHHH của chủ nhãn mặc dù trong thực tế hành vi này vẫn đƣợc cơ quan đăng ký chấp nhận là hoàn thành nghĩa vụ sử dụng. Trong khi đó, chế tài đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định của Việt Nam không đƣợc quy định rõ, nó không thuộc trƣờng hợp bị huỷ bỏ toàn bộ hay một phần văn bằng đƣợc quy định tại điều 29 Nghị định 63/CP và không có bất cứ một điều khoản nào quy định NHHH đó có đƣợc coi là đã đăng ký hay chƣa và chủ NHHH có đƣợc tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó hay không và sử dụng đến mức độ nào.

2.4 Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá hoá

2.4.1 Căn cứ pháp lý để xác định hành vi xâm phạm

Quyền sở hữu tài sản nói chung và quyền SHCN trong đó có quyền sở hữu NHHH nói riêng là quyền dân sự tuyệt đối của mọi cá nhân, tổ chức. Tất cả mọi ngƣời đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của ngƣời khác, không đƣợc thực hiện bất cứ

hành vi nào xâm phạm đến quyền tuyệt đối đó. Điều 804 Bộ Luật Dân sự năm 1995 quy định: “Người nào sử dụng các đối tượng SHCN của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đối tượng SHCN thì bị coi là xâm phạm quyền SHCN”. Quy định này áp dụng chung cho các đối tƣợng SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, NHHH. Theo quy định này, việc một ngƣời không phải là chủ sở hữu NHHH mà lại thực hiện một trong những hành vi thuộc phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu mà không đƣợc chủ sở hữu cho phép thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu NHHH. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với NHHH theo quy định tại Điều 805 khoản 3 BLDS là:

- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam của người khác hoặc nhãn hiệu tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình;

- Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm có gắn NHHH được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam.

Đây chính là những hành vi thuộc phạm vi độc quyền sử dụng của chủ sở hữu NHHH. Chỉ có chủ sở hữu NHHH hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu cho phép mới có quyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, nhập khẩu, bán hoặc chào hàng sản phẩm có gắn nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, điều luật mới chỉ dừng lại ở mức độ quy định khái quát mà nếu chỉ dựa vào đó thì chƣa thể xác định đƣợc chính xác những hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu hàng hoá. NHHH là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Vì vậy, về mặt lý thuyết và cả trên thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau vẫn có thể đăng ký bảo hộ và sử dụng NHHH giống hoặc tƣơng tự NHHH của ngƣời khác cho những hàng hoá, dịch vụ khác loại miễn là nhãn hiệu đó không trùng hoặc gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá với một nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ vào Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 63/CP ngày 24/10/1996 các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu NHHH bao gồm:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký NHHH hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại,

tƣơng tự với hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá.

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ theo giấy chứng nhận NHHH hoặc theo đăng ký quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại tƣơng tự với hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng nhƣ vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá;

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dấu hiệu dƣới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tƣơng tự với và không liên quan tới h àng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ lẫn uy tín mang nhãn hiệu nổi tiếng vì việc sử dụng nhƣ vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hoá hoặc gây ấn tƣợng sai lệch về mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ: CANON là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị quang học (máy ảnh, máy sao chụp…). Việc sử dụng dấu hiệu này cho dịch vụ sao chụp tài liệu có thể bị coi là xâm phạm quyền chủ nhãn hiệu do có khả năng ngƣời tiêu dùng lầm tƣởng là dịch vụ đó đuợc thực hiện trên máy CANON và đƣợc CANON uỷ nhiệm.

Trong các vụ tranh chấp về NHHH, việc xác định tính tƣơng tự hoặc tính có liên quan của hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự về nhãn hiệu rất quan trọng vì đây là

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)