THẨM QUYỀN HUỶ BỎ VÀ QUYỀN KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.3 THẨM QUYỀN HUỶ BỎ VÀ QUYỀN KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đơn khiếu nại huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ NHHH sẽ đƣợc xử lý theo thủ tục khiếu nại thông thƣờng tại Cục SHTT. Ngƣời muốn khiếu nại phải làm đơn khiếu nại bằng văn bản với những nội dung nhƣ họ tên, địa chỉ ngƣời làm đơn, nội dung khiếu nại, các bằng chứng.v.v… Sau khi đơn đƣợc thụ lý và giải quyết theo thủ tục do pháp luật quy định, nếu ngƣời nộp đơn khiếu nại không hài lòng với việc giải quyết của Cục SHTT thì có thể khiếu nại lần hai lên Bộ Khoa học – Công nghệ hay toà án có thẩm quyền để xử lý theo thủ tục tố tụng hành chính (Điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 63/CP).

Theo pháp luật EU và Mỹ, cơ quan c ấp đăng ký cũng là cơ quan đầu tiên nhận đơn khiếu nại. Song nhãn hiệu cũng có thể bị huỷ bỏ do một phán quyết của toà án trong trƣờng hợp nhãn hiệu không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc khiếu nại huỷ bỏ đƣợc đƣa ra trong nội dung phản tố trong một vụ kiện tranh chấp liên quan đến NHHH đó. Trong trƣờng hợp này, khi thụ lý đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ hiệu lực của một NHHH, cơ quan đăng ký cũng sẽ đóng vai trò vừa là cơ quan xét xử, vừa là cơ quan trung gian hoà gi ải. Thông thƣờng, cơ quan này sẽ phải mời hai bên tới để trao đổi, đƣa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình càng nhiều càng tốt. Nghĩa là tạo điều kiện tối đa trong phạm vi có thể để ngƣời khiếu nại và ngƣời bị khiếu nại gặp gỡ đối chứng với

nhau. Trong đó, trách nhiệm đƣa ra các bằng chứng chứng minh NHHH phải bị vô hiệu hoá là trách nhiệm của bên khiếu nại. Nếu thấy cần thiết thì cơ quan cấp đăng ký sẽ đóng vai trò hoà giải để hai bên đi đến một thoả thuận chung về việc sử dụng NHHH mà không nhất thiết NHHH phải bị huỷ bỏ nhƣ đã phân tích ở phần trên. Quyết định huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký NHHH có hiệu lực tuyệt đối.

Qua phân tích các quy định về huỷ bỏ hiệu lực VBBH trong NĐ 63/CP sửa đổi, pháp luật về NHHH của Việt Nam có một số điểm hạn chế như sau:

- Một trong các trƣờng hợp VBBH có thể bị huỷ bỏ hoàn toàn là khi đối tƣợng bảo hộ không đáp ứng đƣợc "tiêu chuẩn bảo hộ". Tuy nhiên NĐ 63/CP và các văn bản khác về NHHH chƣa có quy định cụ thể "tiêu chuẩn bảo hộ" là gì hay nó đƣợc xem xét dựa trên những tiêu chí cụ thể nào. Đây là một điểm bất cập cần đƣợc sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo luật SHTT nhằm tạo cơ sở pháp lý cho ho ạt động huỷ bỏ VBBH của cơ quan có thẩm quyền.

- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 NĐ 63/CP sửa đổi, hiệu lực VBBH bị huỷ bỏ hoàn toàn khi có cơ sở để khẳng định rằng VBBH đƣợc cấp không phù hợp với các quy định pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm cấp VBBH, với các lý do quy định tại kho ản 2 điều này. Quy định nhƣ vậy, cho thấy nhiều trƣờng hợp việc huỷ bỏ hiệu lực VBBH xuất phát từ việc thực hiện không đúng pháp luật của cơ quan đăng ký trong hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH. Do vậy, pháp luật cần có quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong trƣờng hợp VBBH bị huỷ bỏ do lỗi của cơ quan này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)