CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 75)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.2 CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU HÀNG

Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH đƣợc xác định trên cơ sở văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký NHHH do cục SHTT cấp trên cơ sở xem xét đơn đăng ký nộp tại cục SHTT, có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp và Đăng ký quốc tế

theo thoả ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế NHHH đƣợc nộp tại văn phòng quốc tế của WIPO tại Thụy Sỹ. Căn cứ vào văn bằng bảo hộ có thể xác định hành vi vi phạm gồm các yếu tố sau:

- Đã thực hiện hành vi sử dụng đối tượng SHCN đã được bảo hộ: Căn cứ để xác định đối tƣợng bị sử dụng có thuộc phạm vi của NHHH đã đƣợc bảo hộ là đối chiếu phạm vi hiệu lực của văn bằng bảo hộ tƣơng ứng với đối tƣợng đó (xác định phạm vi hiệu lực của văn bằng bảo hộ với đối với bị khiếu nại).

- Người sử dụng không phải là chủ sở hữu NHHH được bảo hộ: Là ngƣời không đƣợc ghi nhận là chủ sở hữu NHHH trong văn bằng bảo hộ tƣơng ứng (bao gồm cả đăng ký quốc tế NHHH); Không đƣợc ghi nhận là bên nhận Lixăng trong giấy chứng nhận hợp đồng lixăng do c ục SHTT c ấp.

- Việc sử dụng là trái phép: Hành vi vi phạm xảy ra trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Căn cứ vào mức độ lỗi có thể chia các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH thành 4 loại sau đây:

- Loại thứ nhất là “hoàn toàn vô tình”: Đó là hành vi của các chủ thể kinh doanh sử dụng hoặc lựa chọn (vay mƣợn) các dấu hiệu độc đáo của các nhãn hiệu khác làm nhãn hiệu của mình do không biết là NHHH đó đã có ngƣời đăng ký độc quyền.

- Loại thứ hai là “cố tình trong việc nhái nhãn hiệu nhưng vô tình không biết rằng làm như vậy là vi phạm” nhiều nhà sản xuất không có ý thức tạo dựng uy tín cho riêng mình mà thƣờng tìm cách dựa vào uy tín của các nhãn hiệu có tiếng tăm bằng cách sử dụng NHHH của họ coi đó nhƣ một thứ “Tài sản chung”.

- Loại thứ ba là “Nhái có cách điệu”, đó là hành vi không sao chép hoàn toàn sao cho không vi phạm trực tiếp quyền của chủ sở hữu mà vẫn gây đƣợc liên tƣởng đến các nhãn hiệu có uy tín, nhất là nhãn hiệu nổi tiếng nhằm mục đích là tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hơn.

- Loại thứ tƣ là “cố ý sản xuất và tiêu thụ hàng giả”, các hành vi thuộc loại này thƣờng là những hành vi tinh vi nhất, nhiều khi rất khó phát hiện. Nhà sản xuất và tiêu thụ hàng giả thƣờng bán với giá thấp hơn giá thật.

Kết quả của các hành vi vi phạm này đều nhằm mục đích cuối cùng là làm cho ngƣời tiêu dùng liên tƣởng, nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa hàng hoá dịch vụ mà ngƣời vi phạm cung cấp với NHHH đã đƣợc bảo hộ. Việc phân loại dựa trên yếu tố lỗi giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và chủ sở hữu NHHH đƣợc bảo hộ có thể tìm ra và áp dụng một biện pháp bảo vệ quyền một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)