KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC TH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120 - 128)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC TH

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT trong pháp luật

hành chính:

- Ban hành văn bản thay thế Nghị định 12/1999/NĐ-Chính phủ ngày 31/5/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong SHCN theo hƣớng quy định lại chức năng xử phạt VPHC, giảm bớt đầu mối và tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo; sửa đổi cách thức xác định mức phạt vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc: mức phạt cao hơn lợi nhuận mà ngƣời vi phạm có thể thu đƣợc từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm nhƣ vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến sản phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng; quy định theo hƣớng mở rộng thẩm quyền khiếu kiện hành chính trong bảo vệ quyền SHTT cho toà án (tƣơng ứng với cơ chế thực hiện quyền khiếu kiện hành chính theo yêu cầu của TRIPs và BTA).

- Sửa đổi nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ của Thông tƣ liên tịch số 10/2000/TTLT- BCA- BKHCNMT, cụ thể là: làm rõ khái niệm hàng giả về sở hữu công nghiệp và quy định việc sản xuất, buôn bán hàng giả về sở hữu công nghiệp là hành vi phạm quyền sở hữu công nghiệp để xử lý hành chính theo Nghị định 12/1999/NĐ- CP.

- Quy định lại một cách hệ thống trách nhiệm của cơ quan thực thi theo hƣớng tập trung trách nhiệm của cơ quan thực thi vào một đầu mối với sự phối hợp theo từng lĩnh vực, từng lãnh thổ của các cơ quan chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.

- Tổng cục hải quan cần sớm ban hành văn bản pháp luật hƣớng dẫn cụ thể hoạt động kiểm soát biên giới nhằm chống lại việc vi phạm quyền SHCN đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

- Xây dựng và ban hành những quy định, hƣớng dẫn riêng về thủ tục tố tụng và những vấn đề cụ thể, riêng biệt cần đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính SHTT.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT trong pháp luật dân sự:

- Hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT, nâng cao vai trò của Toà án dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền SHTT một cách kịp thời và có hiệu quả. Xác định rõ thẩm quyền của Toà án trong việc xét xử các tranh chấp về SHTT.

- Cần bổ sung các quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT, ngoài việc Dự thảo luật SHTT đã quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng nhƣ Hiệp định TRIPs và BTA thì cần có thêm những quy định về một số vấn đề nhƣ: các trƣờng hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; xử lý khoản tiền bảo đảm của ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...

- Hoàn thiện các quy định pháp lý về bồi thƣờng thiệt (BTTH) hại. Mặc dù trong BLDS đã có quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong Chƣơng V, Phần III, đây là cơ sở đã đƣợc vận dụng để giải quyết trong một số vụ tranh chấp gần đây về SHTT. Tuy nhiên, qua thực tế có thể thấy do SHTT là một lĩnh vực khá đặc biệt, phức tạp, vì vậy việc xác định mức BTTH của Tòa án đang gặp khó khăn và chƣa thống nhất do không có văn bản hƣớng dẫn cụ thể cho vấn đề này. Để giải quyết những khó khăn này, Dự thảo Luật SHTT quy định về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại khá tốt với các quy định về nguyên tắc, căn cứ xác định mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, tinh thần. Nhìn chung, những quy định trong Dự thảo đã đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản của TRIPs và BTA. Trên thực tế, việc xác định mức bồi thƣờng thiệt hại trong lĩnh vực SHTT nói chung và NHHH nói riêng trên thực tế là không đơn giản, do vậy theo tác giả, Dự thảo Luật SHTT bên cạnh việc quy định các căn cứ xác định thiệt hại, Dự thảo cần mở ra khả năng cho bên bị xâm phạm quyền có quyền yêu cầu Toà án buộc bên xâm phạm phải bồi thƣờng thiệt hại cho mình theo mức ấn định trƣớc, nhằm giảm bớt gánh nặng cho chủ thể quyền về việc chứng minh thiệt hại trong trƣờng hợp rất khó

xác định cụ thể về mức thiệt hại. Đây cũng là yêu cầu đặt ra trong quy định tại Điều 45 của Hiệp định TRIPs và tại khoản 3 điều 12 của BTA.

Song song với việc hoàn thiện dự thảo Luật SHTT để Quốc hội thông qua vào tháng 11/2005, Việt Nam cần sớm ban hành một Nghị định của Chính Phủ về trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực SHTT, trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc BTTH, phƣơng thức xác định mức BTTH và việc BTTH theo luật định.

- Cần bổ sung vào dự thảo Bộ luật thi hành án bằng một phần riêng về thi hành bản án, quyết định liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHTT. Cho đến nay, các vụ việc giải quyết trình tự dân sự không nhiều, một phần cũng do ách tắc ở khả năng thi hành án.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền SHTT trong pháp luật hình sự:

- Tăng cƣờng mức chế tài hình sự đối với các tội danh xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH để nâng cao tác dụng răn đe đối với các hành vi vi phạm. Kinh nghiệm này ở các nƣớc cho thấy đem lại hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa các vi phạm xảy ra. Trong khi đó, một thiếu sót trong pháp luật hình sự Việt Nam là việc truy cứu trách nhiệm hình sự không đƣợc sử dụng nhƣ là một biện pháp thƣờng xuyên trong việc răn đe các vi phạm về quyền sở hữu đối với NHHH. Việc không truy tố các tội phạm về quyền SHTT mà chỉ thiên về việc áp dụng các chế tài hành chính, có thể làm cho ngƣời ta hiểu là vi phạm quyền SHTT không phải là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thông điệp này dƣờng nhƣ có tác dụng tiêu cực đối với việc phòng ngừa các vi phạm quyền SHTT, và do đó có thể khiến cho loại vi phạm này tăng lên.

- Để tạo thuận lợi cho Toà án trong quá trình xét xử các vụ án liên quan đến việc xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH. Toà nhân dân tối cao và các cơ quan chức năng cần sớm hƣớng dẫn cụ thể về các quy định trong lĩnh vực này của Bộ luật hình sự 1999. Đặc biệt là những hƣớng dẫn cụ thể về hành vi xâm phạm quyền SHCN sẽ bị truy cứu theo tội danh quy định tại Điều 171 hay các điều 156 , 157, 158.

- Cần định tội danh tội phạm đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhãn hiệu rõ ràng, chặt chẽ theo tinh thần Điều 4 TRIPs. Theo kinh nghiệm lập pháp của một số nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản…, có thể bổ sung những tội danh cụ thể liên quan đến hành vi sản xuất và lƣu thông hàng giả nhãn hiệu; trong đó quy định rõ những yếu tố về tình tiết nhƣ lỗi cố ý với động cơ lợi nhuận, thực hiện với quy mô, số lƣợng hoặc giá trị lớn…các tình tiết nhƣ tái phạm, phạm tội có tổ chức sẽ bị coi là những tình tiết tăng nặng đối với hành vi phạm tội.

Cần quy định cụ thể trách nhiệm điều tra, truy tố đối với tội liên quan đến hàng giả nhãn hiệu và khả năng phối hợp giữa chủ sở hữu với cơ quan điều tra trong quá trình xử lý.

Trong thời gian tới, cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự có liên quan tới việc xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền SHTT. Đồng thời, quy định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử các vụ án về quyền SHTT trong đó chú trọng tới công tác và nâng cao trình độ của thẩm phán và cán bộ toà án, đầu tƣ cho việc cải cách và hiện đại hoá hệ thống tin tƣ liệu về SHTT, không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực SHTT.

Thứ tư, quan tâm hơn về thủ tục tố tụng trọng tài. Theo pháp lệnh về Trọng tài,

thủ tục tố tụng trọng tài áp dụng để giải quyết các tranh chấp về kinh tế theo thoả thuận của các bên, do đó, đối với tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu NHHH các bên đƣợc quyền lựa chọn phƣơng thức trọng tài thay thế cho thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án. Vì vậy, muốn cho cơ chế này vận hành tốt nhằm giảm tải cho toà án và đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội thì phải quy định tiêu chuẩn hành nghề của trọng tài viên sở hữu trí tuệ là phải hiểu biết sâu rộng về SHTT và phải kiểm soát đƣợc quy định đó đảm bảo cho việc xét xử đúng đắn và công bằng. Trách nhiệm của cơ quan trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp về NHHH nói riêng và SHTT nói chung cần phải đƣợc đề cập thoả đáng hơn trong dự thảo Luật SHTT.

Thứ năm, giải quyết tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hoà giải: giải quyết

tranh chấp về quyền SHCN là biện pháp đƣợc áp dụng khá phổ biến tại nhiều nƣớc trên thế giới. Biện pháp này còn gọi là biện pháp thực thi không chính thức. Luật sƣ và các

chuyên gia về sở hữu NHHH có thể giúp các bên đạt đƣợc sự thoả thuận bằng cách đƣa ra ý kiến tƣ vấn pháp luật về đối tƣợng tranh chấp hoặc bị cho là vi phạm. Ở Việt Nam, thủ tục thƣơng lƣợng, hoà giải đã không đƣợc quy định trong pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều vụ xâm phạm quyền SHCN đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc điển hình là Cục SHTT và Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh hoà giải thành dƣới hình thức khuyến cáo, giải thích luật. Cơ chế giải quyết tranh chấp này tiềm ẩn một số lợi thế nhất định nhƣ bảo đảm đƣợc tính bảo mật, giảm thiểu đƣợc rất nhiều chi phí về thời gian và tài chính; trong một số trƣờng hợp, theo thoả thuận giữa các bên, chủ thể vi phạm sẽ tự nguyện bồi thƣờng thiệt hại cho chủ sở hữu NHHH mà không cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng; giải quyết thành công tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng hoà giải, uy tín của doanh nghiệp bị cho là xâm phạm quyền sở hữu NHHH sẽ không bị ảnh hƣởng… Vì vậy, nên phát huy và thể chế hoá hoạt động này bằng cách bổ sung quy định về hoà giải trong dự thảo Luật SHTT hoặc trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Thứ sáu, hiện tại các cơ quan nhà nƣớc đảm bảo thực thi bảo vệ quyền SHCN

gồm rất nhiều cơ quan thuộc các bộ, ngành khác nhau nhƣ Bộ KHCN, Bộ VHTT, UBND các c ấp, Bộ công an, Bộ Thƣơng Mại, Tổng cục hải quan, Thanh tra Nhà nƣớc và hệ thống toà án các c ấp. Do quá nhiều cơ quan liên quan nhƣng thiếu cơ quan chủ trì và nhiều khi ý kiến của các cơ quan này mâu thuẫn nhau nên làm hạn chế việc triển khai các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi xuất hiện các hành vi xâm phạm quyền.

So với pháp luật hiện hành, Dự thảo Luật SHTT đã quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, tuy nhiên dự thảo vẫn chƣa xác định rõ mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng với chính quyền địa phƣơng; giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan thực thi; giữa hoạt động của thanh tra chuyên ngành và hoạt động của công an, hải quan, quản lý thị trƣờng...dễ làm phát sinh tình trạng đùn đẩy về thẩm quyền giải quyết, vai trò của Toà án một cơ quan đáng lẽ phải là trung tâm của hệ thống bảo đảm thực thi quyền SHTT, đƣợc thể hiện quá mờ nhạt.

Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan thực thi cần đƣợc sắp xếp lại theo hƣớng giảm bớt đ ầu mối để tập trung quyền hạn, vạch rõ ranh giới trách nhiệm, phân công rõ

ràng chức năng đồng thời tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan đó để việc bảo đảm thực thi đƣợc tiến hành với tính chính xác cao, kết quả xử lý thoả đáng, phù hợp với pháp luật. Để khắc phục tình trạng chồng chéo nhƣ hiện nay, cần xem xét để phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hƣớng bố trí một cơ quan làm đầu mối, cơ quan này có chức năng là “cửa sổ” tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành chính, thụ lý các đơn đó, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý và đề xuấtt cơ quan thực hiện biện pháp đó, gửi đơn yêu cầu cùng với kết quả thụ lý cho cơ quan nói trên xem xét và quy quyết định xử lý. Cơ quan nói trên có thể và nên là Thanh tra chuyên ngành (thanh tra khoa học - công nghệ đối với các yêu cầu liên quan đến sở hữu công nghiệp). Thẩm quyền, chức năng của từng cơ quan c ần đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:

* Ngành Hải quan

- Về mặt tổ chức: Cần có cán bộ chuyên trách về thực thi bảo hộ quyền SHTT tại mỗi đơn vị Hải quan. Những cán bộ này đƣợc đào tạo, tập huấn về các kiến thức cơ bản về lĩnh vực SHTT và biện pháp, thủ tục thi bảo hộ quyền SHTT tại cơ quan hải quan. Tuyên truyền văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT tại cơ quan Hải quan cho mọi đối tƣợng có liên quan cũng nhƣ các thông tin về hàng hoá liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

- Về cơ sở pháp luật: cần liên tục kiện toàn và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan công tác thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ biên giới mà trọng tâm là sửa đổi Luật Hải quan, trong đó quy định cơ quan hải quan có quyền đƣơng nhiên trong việc ra quyết định tạm dừng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, kiến nghị các Bộ, ngành liên quan sửa đổi một số quy định về xử lý hành vi vi phạm, quy định về thẩm quyền cơ quan Hải quan trong việc xác định và xử lý hành vi vi phạm. Từng bƣớc rút kinh nghiệm trong quá trình thực thi bảo hộ quyền SHTT để hoàn thiện các quy định trong công tác thực thi tại cơ quan Hải quan.

- Về phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin: Cần có sự phối hợp cung cấp trao đổi thông tin chặt chẽ hơn giữa cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan. Đối với các chủ sở hữu quyền SHTT cần chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền

SHTT của mình thông qua việc cung cấp thông tin về quyền, đặc điểm dấu hiệu nhận biết vi phạm... Bên cạnh đó cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin liên quan đến sở hữu trí tuệ giữa cơ quan hải quan Việt Nam và Hải quan các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ các chủ sở hữu quyền.

- Về công cụ thực hiện: sớm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công t ác thực thi, xây dựng các tiêu chuẩn thống kê trong lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền SHTT và yêu cầu làm tốt công tác thống kê ngay từ đầu.

* Quản lý thị trường:

- Cần đẩy mạnh thực thi các giải pháp phòng ngừa vi phạm; đổi mới sự chỉ đạo điều hành đấu tranh chống hàng giả và đổi mới về tổ chức, năng lực công tác của đội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)