CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN
3.2 Phương pháp giá trị tài sản thuần
3.2.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp
(a) Ưu điểm
Phuương pháp định giá doanh nghiệp bằng giá trị tài sản thuần đơn giản, dễ thực hiện, khơng địi hỏi những kỹ năng tính tốn phức tạp.
(b) Những hạn chế
- Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần thường mất nhiều thời gian và chi phí. Để xác định giá thị trường của các loại tài sản hữu hình khác nhau của doanh nghiệp, cần phải có sự tham gia nhiều chuyên gia chuyên định giá cho nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể mất nhiều thời gian để tìm kiếm các chuyên gia và chi phí cho việc định giá các tài sản của doanh nghiệp.
66
- Theo phương pháp này, doanh nghiệp chỉ là một tập hợp các loại tài sản, nên giá trị doanh nghiệp chỉ là tổng giá trị thị trường của các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, giá trị doanh nghiệp được cố định vào chính giá trị của các tài sản, tức là chỉ đánh giá doanh nghiệp ở một trạng thái tĩnh, mà không được coi như một thực thể tồn tại sinh động, và cịn có thểđược hồn chỉnh, phát triển trong tương lai.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần không cung cấp và xây dựng những thông tin cần thiết đểcác bên liên quan đánh giá được về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà khi sử dung phương pháp này người ta khó có thể giải thích được vì sao cùng một giá trị tài sản thuần như nhau nhưng doanh nghiệp này lại được bán cao hơn doanh nghiệp kia, ngay cả khi khơng có sựtác động của yếu tố cạnh tranh.
- Nhiều trường hợp quá phức tạp, người định giá khơng thể tính tốn được giá trị tài sản thuần. Đó là trường hợp xác định giá trị tài sản của một tập đồn, có nhiều chi nhánh là các doanh nghiệp, có các chứng khốn đầu tư khác nhau, những tài sản đặc biệt,... đòi hỏi phải tổng kiểm kê, đánh giá chi tiết rất tốn kém, mất nhiều thời gian, bị lệ thuộc vào các thông số kỹ thuật của tài sản... sai số sẽ rất cao và khi tổng hợp sẽ khơng cịn phù hợp với giá trị thị trường.
- Phương pháp này cũng hạn chếtrong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vơ hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết cơng nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi... Và cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc định giá các tài sản vơ hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ... do đó việc xác định giá trị của tài sản vơ hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người định giá dẫn đến việc giá trị của chúng có thể được định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị hợp lý. Việc định giá sở hữu trí tuệ nếu khơng tính đến đặc thù của các ngành công nghiệp dựa trên khoa học kỹ thuật cũng như các công ty tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển có thể sẽđánh giá quá thấp sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.