Phương pháp P/E

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

5.2 Nội dung phương pháp

5.2.1 Phương pháp P/E

(1) Khái niệm

Trong việc định giá một doanh nghiệp, các báo cáo về tỷ lệ thị giá / thu nhập một cổ phiếu hay PER hoặc P/E (Price Earning Ratio) đóng một vai trị hết sức quan trọng.

Tỷ lệ P/E chỉ ra rằng thị trường chấp nhận trả giá gấp bao nhiêu lần thu nhập của một chứng khốn. Có nghĩa là lượng vốn hóa của một doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với thu nhập của nó. Phần thu nhập này có thể được phân phối hoặc giữ lại, và trong trường hợp được giữ lại, nó tạo ra một giá trị thặng dư trong tương lai đối với doanh nghiệp. Đây chính là nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ P/E là hệ số biến đổi thu nhập thành vốn, hoặc là hệ số tương ứng với mức vốn tiềm năng của một khoản thu nhập việc đảo ngược tỷ lệ này, nghĩa là tỷ lệ E/P, là tỷ suất sinh lời của một khoản đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ P/E là hệ số vốn hóa.

101

Theo quan điểm này, tỷ lệ P/E là một công cụ hết sức quý giá, bởi vì trong nền kinh tế thường diễn ra hoạt động đầu tư một lượng vốn để đổi lấy hy vọng vào những khoản thu nhập lợi nhuận và/hoặc giá trị thặng dư tương lai hoặc ngược lại. Việc biết được giá trị của lượng vốn bỏ ra để có được những khoản thu nhập liên tục là điều hết sức quan trọng.

Tỷ lệP/E có ý nghĩa:

- Tỷ lệ P/E sẽ càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp;

- Khi tỷ lệ P/E của doanh nghiệp này có giá trị cao hơn so với doanh nghiệp khác thì chứng tỏ doanh nghiệp đó được thị trường đánh giá là có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

(2) Điều kiện áp dụng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

(3) Phương pháp xác định (a) Thực chất của tỷ lệ P/E

Người mua cổ phiếu luôn kỳ vọng vào khoản lợi tức cổ phần trong tương lai (coi như 1 cổ phiếu tương đương 1 cổ phần, tức là 1 cổ phiếu chuẩn). Từđó, giá trị thực của một cổ phiếu là giá trị hiện tại hóa từ các khoản thu nhập được cộng với giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n:

V0 = R1

(1+i)+ R2

(1+i)2+ ⋯ + Rn

(1+i)n+ Vn (1+i)n

Giảđịnh rằng: doanh nghiệp thu được lợi nhuận thuần hằng năm đều bằng P và sử dụng tồn bộ lợi nhuận thuần đó để chi trả lợi tức cổ phần, cơng thức trên có thể viết lại là:

V0 =(1+i)P +(1+i)P 2+ ⋯ +(1+i)P n+(1+i)Vnn Khi n  , ta có:

V0 =Pi = P ∗1i  V0

P =1i

Tỷ sốV0

P được gọi là tỷ giá lợi nhuận, viết tắt là P/E và cùng bằng nghịch đảo của tỷ suất hiện tại hóa (i):

102

Như vậy, P/E thể hiện mối tương quan giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư hay đó là sự trả giá của thịtrường cho số thu nhập có thể nhận được từ doanh nghiệp.

(b) Phương pháp xác định

Trong thị trường chứng khốn hoạt động hồn hảo(1), tỷ lệ P/E sẽ phản ánh trung thực mối tương quan giữa giá trị hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp có thểđược ước lượng theo cơng thức:

V0 = Lợi nhuận dự kiến đạt được x

P/E (quá khứ, doanh nghiệp so sánh/trung bình ngành) P/E = Giá trị mỗi

Cổ phiếu (P) / Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) =

Lãi chia cho cổđơng

Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thơng bình qn Hoặc cụ thể hơn:

Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) =

Thu nhập ròng – Cổ tức CP ưu đãi + Đ/C tăng C/L mua CP ưu đãi Lượng cổ phiếu bình qn đang lưu thơng bình qn

Trong đó: P/E là thơng tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường, và kể cả P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khốn được giao dịch trên cùng thịtrường.

Ví dụ 5.1: doanh nghiệp B có lợi nhuận trung bình trong nhiều năm là 200 triệu đồng. doanh nghiệp có 100.000 cổ phần. Giá bán cổ phần trên thị trường vào thời điểm hiện hành là 60.000 đ/cổ phần.

Nếu doanh nghiệp đạt được lợi nhuận thuần trong tương lai hàng năm là 220 triệu đồng. Giá bán cổ phần vào thời điểm này là 90.000 đ/cổ phần.

Tính: (1) Tính tỷ lệ P/E quá khứ? (2) Giá trị doanh nghiệp?

(3) Giá trị thực ước tính của một cổ phiếu?

(1)

Thịtrường chứng khốn hồn hảo phải thỏa mãn 5 điều kiện sau: 1. Có vơ số người mua và người bán;

2. Các loại chứng khốn có thể thay thế được cho nhau; 3. Chứng khốn và thơng tin được lưu thơng tự do;

4. Có thể mua bán chứng khốn vào bất kỳlúc nào và nơi nào;

103 Cho nhận xét.

Tính tốn:

- Lợi nhuận thuần trên mỗi cổ phần: 200.000.000

100.000 = 2.000 đồng. - Tỷ lệ P/E quá khứ: 60.000

2.000 = 30

- Giá trị doanh nghiệp: 220.000.000 đồng x 30 = 6.600.000.000 đồng. - Giá trị thực ước tính của một cổ phiếu: 6.600.000.000

100.000 = 66.000đồng.

- Như vậy, giá bán cổ phiếu của doanh nghiệp B trên thị trường lúc này là 90.000 đ/cổ phần đã đi quá xa so với ước tính trên (66.000 đồng).

Trong thực tế, khơng có một thị trường chứng khoán thỏa mãn hết các điều kiện để trở thành một thị trường chứng khốn hoạt động hồn hảo. Bên cạnh đó, giá cả chứng khốn bị chi phối bởi nhiều yếu tốkhác nhau, và nhà đầu tư không chỉ mong đợi vào lợi tức cổ phần mà cịn mong muốn có các thu nhập từ chênh lệch giá mua - bán, từ quyền mua ưu tiên,... Vì vậy, khi xác định giá trị doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ P/E đối với các doanh nghiệp có hay khơng có hoạt động trên thị trường chứng khoán, cần phải kết hợp với nhiều tỷ lệ P/E ở các doanh nghiệp khác có chứng khốn giao dịch trên thị trường chứng khoán và điều kiện sản xuất - kinh doanh tương tự.

Ví dụ 5.2: Đánh giá doanh nghiệp X theo thông tin thu thập được từ các doanh nghiệp so sánh tương đồng.

Giả sử cơng ty X có lợi nhuận rịng dự kiến: 1.250.000.000 đ vào thời điểm định giá. Mức lợi nhuận này đã được đối chiếu với các số liệu tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, cũng như xem xét so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, cho thấy đây là số liệu hợp lý;

Qua khảo sát và thu thập thơng tin trên thị trường, tìm được chỉ số P/E của 5 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh và quy mô tương tự công ty X, cụ thể như sau: Công ty A 28 ; Công ty B 31; Công ty C 32; Công ty D 33; Cơng ty E 35

Trong đó các Cơng ty B, C, D có nhiều yều tố gần giống Cơng ty X nhất. Do vậy, tính chỉ số P/E trung bình của các doanh nghiệp này:

P/E trung bình= [31 + 32 + 33] / 3 = 32 Giá trị của Công ty X:

Giá trị thị trường của Công ty X = 1.250.000.000đ x 32 = 40 tỷđồng (3) Điều kiện áp dụng

Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp định giá và thị trường của các doanh nghiệp này tương đối chính xác. Thơng thường nên chọn tỷ số

104

P/E bình quân từ 3 đến 5 doanh nghiệp trong ngành có quy mơ tương tự có thể so sánh được với doanh nghiệp cần định giá.

(4) Ưu điểm và hạn chế (a) Ưu điểm

- Được áp dụng khá phổ biến tại các nước có thị trường chứng khốn phát triển, vì phương pháp đánh giá theo tỷ lệ P/E cho phép ước lượng nhanh và tương đối về giá trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư thiểu số có thể kịp thời quyết định trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán.

- Xuất phát từ việc sử dụng các giá trị thị trường trong tính tốn. Vì vậy, khi thị trường chứng khoán ổn định, phương pháp này sẽ trở thành một phương pháp đánh giá thông dụng không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp có chứng khốn đang giao dịch trên thịtrường chứng khoán.

(b) Hạn chế

- Xác định giá trị doanh nghiệp bằng tỷ lệ P/E là một phương pháp có cơ sở lý thuyết chưa được rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm. Vì ngay cả trong một thị trường chứng khốn được tổ chức tốt, cũng khơng thể cho rằng giá cả giao dịch trên thị trường là giá cả trả cho lợi nhuận doanh nghiệp mà không bao gồm yếu tố đầu cơ trên thị trường cấp II - thị trường của sự mua - bán chứng khoán đã qua phát hành lần đầu. Do vậy, kết quả tính tốn khi sử dụng P/E cịn nhiều nghi ngại.

- Căn cứ vào tỷ lệ P/E không thể giải thích được giá cả chênh lệch giữa các cổ phiếu của các doanh nghiệp tương tự cùng tham gia vào thịtrường chứng khốn.

- Khơng đưa ra được các cơ sởgiúp phân tích, đánh giá về khảnăng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.

- Các tỷ lệ này cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh tương tự với doanh nghiệp cần định giá.

- Các tỷ lệ về các doanh nghiệp so sánh có thể khơng chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng, chẳng hạn như đánh giá quá cao hoặc quá thấp.

- Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp khơng có chứng khốn giao dịch trên thị trường, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ; khi đó sẽ khó tìm thấy được các doanh nghiệp có thể so sánh được với doanh nghiệp cần định giá trên thị trường.

- Phương pháp định giá doanh nghiệp P/E cũng không thực hiện được trong trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận âm.

105

Một phần của tài liệu Bài giảng Định giá doanh nghiệp (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)