CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
6.2 Báo cáo định giá doanh nghiệp
Báo cáo kết quảđịnh giá (sau đây gọi là Báo cáo) phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mơ tả và dựa trên bằng chứng cụ thểđể thuyết minh về mức giá của tài sản cần định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản. Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quảđịnh giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư định giá.
Nội dung báo cáo định giá có thể dựa trên tiêu chuẩn số 6 (Báo cáo kết quả định giá, chứng thư định giá và hồ sơ định giá) trong Hệ thống tiêu chuẩn định giá Việt Nam ban hành theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 6/3/2015). Nội dung chi tiết của Báo cáo có thểthay đổi theo đối tượng định giá, mục đích, yêu cầu tiến hành định giá và theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một Báo cáo phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về doanh nghiệp định giá hoặc người định giá doanh nghiệp
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp, văn phịng giao dịch của doanh nghiệp (nếu có). Tên và vị trí cơng việc trong doanh nghiệp của người định giá doanh nghiệp.
b) Các thông tin cơ bản về cuộc định giá:
- Thông tin về khách hàng định giá tài sản, số hợp đồng định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị định giá (nếu có).
117 - Tên doanh nghiệp định giá.
- Thời điểm định giá. - Mục đích định giá.
- Các nguồn thơng tin được sử dụng trong q trình định giá và mức độ kiểm tra, thẩm
định các nguồn thơng tin đó.
- Căn cứ pháp lý để định giá: những văn bản quy phạm pháp luật về định giá, các Tiêu chuẩn định giá Việt Nam được áp dụng trong cuộc định giá, các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc địa phương ban hành liên quan tới cuộc định giá, các giấy tờ pháp lý liên quan tới doanh nghiệp cần định giá.
c) Thông tin về doanh nghiệp định giá: Cần phải nêu rõ đối tượng định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về tồn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp định giá, bao gồm những nội dung sau:
- Loại hình tổ chức doanh nghiệp - Lịch sử doanh nghiệp
- Triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành - Sản phẩm, dịch vụ, thịtrường và khách hàng. - Sự nhạy cảm đối với các yếu tố thời vụ hay chu kỳ - Sự cạnh tranh
- Nhà cung cấp
- Tài sản gồm tài sản hữu hình và vơ hình - Nhân lực
- Quản lý - Sở hữu
- Triển vọng đối với doanh nghiệp
- Những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp. d) Giả thiết và giả thiết đặc biệt
Người định giá cần nêu rõ các giả thiết, giả thiết đặc biệt để phục vụ cho việc định giá, cơ sở xây dựng cũng như ảnh hưởng của các giả thiết này đến kết quảđịnh giá.
đ) Phương pháp định giá:
Người định giá cần nêu rõ phương pháp định giá được lựa chọn áp dụng, căn cứ lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp định giá đó.
Khi áp dụng các phương pháp định giá, người định giá cần thể hiện trong Báo cáo những lập luận, phân tích, chứng cứ, số liệu, bảng tính và các yếu tố khác cho những lần
118
điều chỉnh, tính tốn trong cả q trình định giá. Các thông tin, số liệu sử dụng trong Báo cáo cần phải được trích dẫn nguồn cụ thể.
e) Kết quảđịnh giá
g) Những điều khoản loại trừ và hạn chế:
- Người định giá căn cứ vào hợp đồng định giá hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị định giá, loại tài sản, đặc điểm của cuộc định giá đểđưa ra điều khoản loại trừ và hạn chế cho phù hợp.
- Các điều khoản loại trừ và hạn chế có thể bao gồm điều kiện ràng buộc về công việc, giới hạn về phạm vi công việc và các điều kiện hạn chế khác.
- Người định giá cần có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các hạn chế; đồng thời, đưa ra cách thức xử lý (nếu có) đối với các hạn chếđó trong quá trình định giá.
- Người định giá cần nêu rõ những quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) liên quan đến doanh nghiệp cần định giá, những xung đột lợi ích có thể nảy sinh trong q trình thực hiện định giá.
h) Thơng tin và chữ ký của người định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực định giá (nếu có) của doanh nghiệp định giá thực hiện Báo cáo kết quảđịnh giá:
- Họ tên, số thẻ và chữ ký của người định giá được giao chịu trách nhiệm thực hiện cuộc định giá phù hợp với đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp định giá.
- Họ tên, số thẻ và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực định giá (nếu có) của doanh nghiệp định giá và dấu của doanh nghiệp định giá đối trường hợp phát hành Báo cáo tại doanh nghiệp định giá. Họ tên, số thẻ và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp định giá đối với trường hợp phát hành Báo cáo tại chi nhánh doanh nghiệp định giá được phép phát hành chứng thư định giá theo ủy quyền của doanh nghiệp định giá.
i) Các phụ lục kèm theo, bao gồm:
- Danh sách tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc định giá.
- Tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp cần định giá.
- Kết quả khảo sát thực tế về doanh nghiệp định giá. - Các nội dung khác liên quan đến cuộc định giá (nếu có).
Ngồi ra, người định giá cần dẫn chiếu nguồn tin đối với tất cả các thông tin, số liệu trong Báo cáo.
119