CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
5.2 Nội dung phương pháp
5.2.3 Phương pháp P/S
(1) Khái niệm
P/S là một trong các chỉ số dùng để đánh giá giá trị cổ phiếu hiện hành so với quá khứ, so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
P/S là chỉ số định giá có ý nghĩa tương tự chỉ số P/E hay P/B. P/S đo lường mức giá cổ phiếu so với doanh thu mỗi cổ phần.
Chỉ số Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S) được các chuyên viên phân tích sử dụng để định giá doanh nghiệp vì hai lý do. Thứ nhất, họ tin rằng tăng trưởng doanh thu mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. Thứ hai, so với tất cả các số liệu trên các báo cáo tài chính, thơng tin về doanh số ít bị tác động của các mánh khóe gian lận.
Chỉ số giá trên doanh thu thấp thường được xem là khoản đầu tư tốt khi mà nhà đầu tư trả ít hơn cho mỗi đơn vị doanh thu. Tuy nhiên, doanh thu không thể hiện bức tranh thực của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp hoạt động khơng có lãi và lợi nhuận vẫn được xem là thước đo hiệu quả hoạt động tốt hơn. Do các giới hạn đó, chỉ số giá trên doanh thu chỉđược sử dụng khi các doanh nghiệp hoạt động lỗvà khơng tính được chỉ số P/E.
(2) Điều kiện áp dụng
P/S rất khác biệt giữa các công ty hoạt động trong các ngành với nhau, do vậy, P/S chỉnên được sử dụng giữa các công ty trong cùng một ngành.
(3) Phương pháp tính V0 = Doanh thu mỗi cổ phần dự kiến đạt được x P/S (quá khứ, doanh nghiệp so sánh/trung bình ngành) P/S = Giá trị mỗi Cổ phiếu (P) / Doanh thu mỗi cổ phầncủa cơng ty Trong đó:
Doanh thu trên một cổ phần =
Tổng doanh thu trong kỳ
Lượng cổ phiếu bình qn đang lưu thơng bình quân (4) Ưu điểm, nhược điểm
(a) Ưu điểm
- Doanh số thường ít bị bóp méo hơn lợi nhuận mỗi cổ phần (EPS) hay giá trị sổ sách mỗi cổ phần, do vậy so với hai phương pháp P/E và P/B, phương pháp P/S được xem có tính khách quan cao hơn.
108
- Phương pháp này áp dụng được trong trường hợp doanh nghiệp có EPS âm vì doanh số là một số dương ngay cả khi EPS âm.
- Doanh sốthường ổn định hơn EPS, do vậy P/S sẽ là một chỉ số tốt dùng cho định giá đối với doanh nghiệp có EPS quá biến động.
(b) Hạn chế
Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa vào chỉ số giá trên doanh thu có những hạn chế xuất phát từ chính hạn chế của chỉ số P/S.
- Một cơng ty có thể tạo ra doanh thu và có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhưng khơng có được lợi nhuận, hay có thể có dịng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Để tồn tại lâu, công ty rốt cuộc phải tạo ra được lợi nhuận và tiền. Do vậy P/S chưa hẳn phản ánh được giá trị thực sự của doanh nghiệp.
- Do chỉ số giá trên doanh thu không phản ánh ảnh hưởng của cơ cấu chi phí và cấu trúc nợ, nó được xem là khá giới hạn trong việc phản ánh bức tranh thực cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Các tập quán ghi nhận doanh thu có thể gây khác biệt lớn đối với chỉ số doanh thu/cổ phiếu.
Chính vì những hạn chếtrên nên phương pháp định giá này thường chỉ được xem là phương pháp hỗ trợ khi một số phương pháp định giá khác như P/E khơng hoặc khó thực hiện được.
Ví dụ 5.4: Kết hợp các phương pháp so sánh chỉ số để định giá doanh nghiệp
Đánh giá doanh nghiệp A theo thông tin thu thập được từ 3 doanh nghiệp B, C, D trong bảng sau đây:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu B C D
1. Doanh thu 2,500,000.000 1,350,000,000 820,000,000
2. Lợi nhuận thuần 200,000,000 160,000,000 70,000,000 3. Khấu hao + Lợi nhuận thuần 350,000,000 260,000,000 56,000,000
4. Sốlượng cổ phần 1,500,000 4,200,000 500,000
5 Giá cổ phần trên thị trường 1,200 240 600
Doanh nghiệp A trong những năm gần đây dạt doanh thu bình quân 2 tỷđồng, lợi nhuận thuần đạt 120 triệu đồng và khấu hao tài sản cố định trích lập hàng năm là 180 triệu đồng. Hãy tính tốn giá trị doanh nghiệp A trên cơ sở tình hình của 3 doanh nghiệp nêu trên.
109 Tính tốn: Lập bảng tính như sau: Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu B C D Trung bình 1. Doanh thu 2,500,000,000 1,350,000,000 820,000,000 2. Lợi nhuận thuần 200,000,000 160,000,000 70,000,000 3. Khấu hao + Lợi
nhuận thuần (Cast Flows: CF) 350,000,000 260,000,000 56,000,000 4. Số lượng cổ phần 1,500,000 4,200,000 500,000 5. Doanh thu / cổ phần (1/4) 1,667 321 1,640 6. Lợi nhuận thuần / cổ phần (2 / 4) 133 38 140 7. CF / cổ phần (3 / 4) 233 62 112 8. Giá cổ phần trên thị trường 1,200 240 600 9. Giá cổ phần / doanh thu (8x4 / 1) 72% 75% 37% 61% 10. Tỷ lệ P/E (8 / 6) 9 6 4 6.53 11. Giá cổ phần / CF (8 x 4 / 3) 5.14 3.88 5.36 4.79
ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP A
12. Ước tính theo doanh thu 2,000,000,000 x 61% = 1,221,680,217 13. Ước tính theo tỷ lệ P/E 120,000,000 x 6.53 = 783,428,571 14. Ước tính theo CF (180,000,000 + 120,000,000) x 4.79 = 1,437,692,308 15. Giá trị trung bình
của doanh nghiệp A (12 + 13 + 14) / 3 = 1,147,600,365